Sụp mí bẩm sinh từ lâu đã trở thành nỗi lo của nhiều chị em. Nguyên nhân nào gây ra vấn đề này? Đâu là cách tốt nhất để loại bỏ điểm mất thiện cảm này? Hãy cùng Bệnh viện JW đi sâu vào tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Sụp mí bẩm sinh là gì?
Đối với nhiều người, tình trạng sụp mí mắt không còn là chuyện xa lạ và hiếm gặp. Khi mí trên bị sụp xuống sẽ tạo cảm giác nặng và chùng xuống dưới hơn bình thường, tùy theo mức độ nặng nhẹ. Các biểu hiện thường thấy đó là mắt bị mất nếp mí, ngắn khe mi, mỡ ở mí mắt,…
Nhiều người sinh ra đã bị sụp mí bẩm sinh một bên hoặc cả hai bên và đặc điểm này có thể di truyền từ bố mẹ (F0) sang con cháu (F1, F2, …). Khám phá giải cứu đôi mắt sụp mi bẩm sinh 48 năm
Có nhiều cách để khắc phục sụp mi bẩm sinh
Sụp mí mắt bẩm sinh thường được chia thành 3 mức độ như sau:
- Mức độ nhẹ: Mi mắt bị sụp xuống và che đi một phần đồng tử mắt.
- Mức độ nặng: Mi mắt bị sụp xuống tới gần một nữa đồng tử mắt.
- Mức độ nặng nhất: Mi mắt sụp xuống hơn một nữa đồng tử mắt. Khi ở mức độ này, người bệnh gần như không thể nhìn được mặc dù ngước mi lên hoặc rướn mày.
Tình trạng này ảnh hưởng như thế nào
Sụp mí bẩm sinh là dáng mắt không đẹp vì người đối diện sẽ nhận thấy bạn đang buồn ngủ và đôi mắt đờ đẫn, thiếu sức sống khi họ nhìn bạn.
Sụp mí mắt bẩm sinh ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực. Tình trạng sụp mí nặng hơn sẽ gây cản trở tầm nhìn rất nhiều khi bạn lớn tuổi. Để có được góc nhìn tốt hơn, người bị sụp mí thường phải nhăn trán, nheo mắt hoặc ngửa cổ ra sau. Từ đó cung ản hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt
Trong những tình huống nghiêm trọng, nó còn có thể phát triển thành các biến chứng khác như nhược thị, loạn thị và tình trạng được khoa học hiện đại gọi là “lazy eyes – mắt lười”.
Do đó, vấn đề này cần được xử lý càng sớm càng tốt, ngay khi còn nhỏ, để tránh ảnh hưởng xấu đến chức năng của mắt.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sụp mí bẩm sinh là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây sụp mí từ khi còn bé, có thể tổng hợp thành các nguyên nhân cơ bản sau:
- Do cơ: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất do sợi cơ nâng mi ít hoặc bị thay thế bằng mô mỡ, xơ. Mỡ mí mắt, giảm nếp gấp mí mắt và xuất hiện nếp nhăn trên trán là những biểu hiện.
- Mí mắt của trẻ khi sinh ra đã có khối u hoặc bị các mô lân cận đè lên gây biến dạng, sụp mí.
- Về thần kinh: Sau khi tạo phôi thai, thai nhi gặp các tín hiệu bất thường như liệt cơ Muller, liệt dây thần kinh số III, lõm nhãn cầu và giảm sắc tố mống mắt …
- Do cân cơ: do chấn thương sản khoa, người mẹ khó sinh khi chuyển dạ sinh thường. Biểu hiện điển hình là nếp mí mắt bị nâng cao, mí mắt không rõ.
- Hội chứng mi góc: bệnh lý di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các triệu chứng bao gồm khe mi ngắn, mí mắt sụp hoặc nếp rẻ quạt giữa hai mắt ngược.
Cách chữa sụp mí mắt bẩm sinh
Đôi mắt đẹp phải là đôi mắt to rõ hai mí
Để chữa sụp mí mắt bẩm sinh, bạn cần đến thăm khám tại các địa chỉ uy tín. Dựa trên tình trạng và mức độ của mí mắt bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị. Nâng mí mắt thẩm mỹ là thủ thuật tạo hình mắt sụp mí phổ biến nhất hiện nay. Đang được rất nhiều người nổi tiếng ưa chuộng.
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên mí mắt của bạn. Loại bỏ mô mỡ và da chùng, rút ngắn cơ nâng mi. Phương pháp nâng mí mắt này giúp cải thiện độ thu hút và thị lực của đôi mắt. Đôi mắt sụp mí sẽ được thay thế bằng đôi mắt to tròn và nếp mí cân đối.
Nhìn chung, sụp mí bẩm sinh là bệnh thường gặp, nhưng nếu được điều trị sớm, mắt của bạn sẽ trở lại bình thường. Bạn cần theo dõi và đi khám ngay nếu có các dấu hiệu đã nêu trên. Nếu bạn đang có nhu cầu khám và chữa bệnh sụp mí, đừng quên tham khảo các dịch vụ của Bệnh viện JW nhé.