Nâng mũi gây tê hay mê? Phương pháp nào tốt hơn?

Kỹ thuật nâng mũi hiện nay có rất nhiều cách để giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn khi thực hiện phẫu thuật. Trong đó thường được dùng nhất là gây tê, gây mê hoặc tiền mê. Nâng mũi gây tê hay mê là vấn đề khiến không ít người băn khoăn, e ngại. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nâng mũi gây tê hay mê khác nhau như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi nâng mũi gây tê hay mê; chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của hai phương pháp này.

Gây tê

Gây tê là tiêm vào vùng phẫu thuật một lượng thuốc; khiến các dây thần kinh cảm giác tại vùng đó tê liệt tạm thời; từ đó ta không thể cảm nhận được đau đớn hay khó chịu. Não bộ của người được gây tê vẫn hoạt động và tỉnh táo như bình thường. Có hai phương pháp gây tê:

  • Gây tê tại chỗ: Đây là cách gây tê áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ; khiến vùng này không còn cảm giác đau đớn.
  • Gây tê vùng: Được áp dụng với vùng phẫu thuật rộng hơn Thường các bác sĩ sẽ chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng; làm mất cảm giác đau ở cả một vùng rộng như lưng, bụng hay tay chân, …

Gây mê

Gây mê là sử dụng thuốc làm tê liệt toàn bộ cơ quan cảm giác; làm mất cảm giác toàn thân. Bệnh nhân sẽ không hay biết gì, rơi vào trạng thái vô thức. Có thể thực hiện gây mê qua tĩnh mạch; hoặc qua đường thở nhờ chụp mê bằng ống thở.

Việc quyết định áp dụng gây tê hay mê sẽ phụ thuộc vào mức độ can thiệp khi phẫu thuật. Với những ca phẫu thuật lớn, thời gian kéo dài và mức độ can thiệp sâu; các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định gây mê. Còn với những vùng can thiệp nhỏ, thời gian diễn ra nhanh chóng; thì chỉ cần thực hiện gây tê.

Nâng mũi gây tê hay mê? Phương pháp nào tốt hơn?

Gây mê qua đường thở.

Ưu – nhược điểm của nâng mũi gây tê hay mê

1. Gây tê

Ưu điểm

Vì vẫn giữ được trạng thái tỉnh táo trong suốt quá trình nâng mũi; nên bạn sẽ có cảm giác an toàn hơn. Do tâm lý của con người có xu hướng ổn định khi biết rõ về những gì đang xảy ra với mình. Bạn cũng sẽ không cần lo lắng về bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt hay phức tạp nào trước khi vào phòng phẫu thuật.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng 80% những khách hàng được gây tê; sẽ hồi phục mũi nhanh hơn và ít gặp biến chứng hơn.

Ngoài ra, những cơn đau nhức trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật cũng được giảm thiểu đáng kể nhờ tiêm thuốc tê. Vì thế, những người có cơ địa khỏe sẽ trải qua những triệu chứng hậu phẫu rất nhẹ nhàng; nằm trong khả năng chịu đựng.

Nhược điểm

Một số trường hợp hiếm gặp có thể bị dị ứng với thuốc tê. Dẫn đến những biểu hiện nghiêm trọng như: co giật, khó hô hấp, tim ngừng tuần hoàn máu, …

Khi tiêm thuốc vào cơ thể, một vài người cảm thấy đau và rất khó chịu. Khi hồi phục cảm giác, bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ như: nóng và ngứa ran vùng mũi; bị bầm tím kèm đau nhức ở vị trí tiêm; xuất huyết và chảy dịch; chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, …

Nóng và ngứa mũi sau gây tê.

Nóng và ngứa mũi sau gây tê.

2. Gây mê

Ưu điểm

Đối với nâng mũi gây tê hay mê, đa số các bác sĩ đều cho rằng thực hiện nâng mũi trong trạng thái hôn mê sẽ dễ đạt được kết quả thẩm mỹ cao hơn. Nguy cơ chảy máu tại vết thương sẽ ít hơn đáng kể. Đặc biệt tránh được tâm lí lo lắng quá mức gây cản trở phẫu thuật.

Bên cạnh đó, do quá trình hô hấp được hỗ trợ bằng máy thở; huyết áp được duy trì vừa phải; nên sẽ giảm thiểu bầm tím, sưng tấy, chảy máu. Đồng thời, nếu như khâu gây mê được kiểm soát tốt; sẽ ít làm sang chấn mô mũi. Nhờ đó, có nhiều người ngừng uống thuốc giảm đau chỉ sau 1-2 ngày; và các triệu chứng sau nâng xuất hiện không quá nặng nề.

Nhược điểm

Việc dùng thuốc mê cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định như: chóng mặt, vận động chậm chạp trong 3-5 ngày đầu;  đau họng, khô miệng và khó thở do đặt ống dẫn khí; đôi khi bị rùng mình, ớn lạnh.

Vì vậy, sau phẫu thuật bạn sẽ được theo dõi vài ngày ở phòng hồi sức; nên mất nhiều thời gian hơn để trở lại cuộc sống bình thường. Nếu cơ địa yếu, tiến trình hồi phục có thể kéo dài vài tháng.

Chóng mặt sau gây mê.

Vậy nâng mũi gây tê hay mê?

Nâng mũi chỉ đơn thuần là một ca tiểu phẫu và chỉ thực hiện trên vùng mũi; nên các bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ trên vùng mũi. Quá trình nâng mũi diễn ra khá nhanh, bạn sẽ không phải lo lắng hay sợ đau; vì thuốc tê sẽ có tác dụng trong toàn bộ quá trình phẫu thuật; giúp bạn tạm thời mất cảm giác vùng mũi.

Thêm nữa, gây tê giúp bạn không bị đau trong quá trình làm mà vẫn giữ được trạng thái tỉnh táo. Chúng ta có thể cảm nhận được các bác sĩ đang làm việc; và có thể trò chuyện thoải mái cùng các bác sĩ khi phẫu thuật.

Bên cạnh đó, tiền gây mê là một làn gió hiện đại mới; giúp khắc phục được gần như toàn bộ những hạn chế của phương pháp gây tê hay mê.

Nâng mũi S Line tiền mê tại Bệnh viện JW

Theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc, tiền mê là phương pháp vô cảm nằm ở khoảng giữa gây tê và gây mê. Nâng mũi S Line can thiệp sâu toàn diện mũi; nên không đơn giản chỉ cần gây tê. Đồng thời lại không quá phức tạp như nâng ngực, gọt mặt; nên áp dụng tiền mê là đủ. Với tiền mê, bệnh nhân được vô cảm toàn thân ở trạng thái ngủ nhẹ; vẫn nhận biết được những hoạt động xảy ra xung quanh; chứ không phải ngủ sâu như gây mê. Phương pháp tiền mê được xem là tiên tiến, an toàn.

Nâng mũi S Line bằng phương pháp tiền mê giúp khách hàng không cảm thấy đau đớn khi thực hiện; không mệt mỏi sau khi tan thuốc; tránh được ảnh hưởng không tốt từ thuốc gây mê như giảm trí nhớ mà mọi người thường e ngại. Sau phẫu thuật, khách hàng có thể ra về ngay mà không cần phải lưu lại bệnh viện.

Tiền mê trong nâng mũi S Line là một kỹ thuật mới ở Hàn Quốc; chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Bệnh viện thẩm mỹ JW tại Việt Nam có được sự chuyển giao trực tiếp công nghệ này từ Bệnh viện JW Hàn Quốc.

Thành quả nâng mũi S Line tại JW.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: