Bệnh viện tư chung tay phòng chống dịch Covid-19

Trước tình trạng số lượng bệnh nhân Covid-19 đông, ngành y tế kêu gọi các bệnh viện, cơ sở y tế tư chung tay trong phòng chống dịch, nhất là công tác điều trị, tiêm vaccine,…

Chiều ngày 7.8, Bệnh viện JW có báo cáo sơ kết gửi Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM cùng các đơn vị, về việc hỗ trợ nhiều trang thiết bị cho 22 bệnh viện điều trị Covid-19.

Theo báo cáo sơ kết của Bệnh viện JW, bệnh viện tham gia phòng chống dịch Covid-19 từ ngày 21.6.2021, với 2 chiến dịch: Tiêm vắc xin Covid-19 cho cộng đồng và trao tặng nhiều trang thiết bị y tế cho các bệnh viện thu dung điều trị Covid-19.

Không phân biệt “công hay tư”, sẵn sàng cùng TP.HCM chống dịch

Bệnh viện cử bác sĩ, nhân viên y tế tập huấn tiêm vắc xin Covid-19 do Sở Y tế tổ chức và lập 5 đội tiêm tham gia, mỗi đội tiêm có 3 bác sĩ 1 điều dưỡng, 1 nhân viên điều phối.

Bệnh viện đã tham gia tiêm vắc xin Covid-19 tại Khu chế xuất tân Thuận, quận 7 và nhiều địa điểm khác. Đến nay đã tiêm cho hơn 12.000 người (bệnh viện tự lo tất cả chi phí: Hỗ trợ cho các đội tiêm, vật tư tiêu hao,…).

Đến nay, Bệnh viện JW đã trao trang thiết bị máy móc cho 22 bệnh viện (gồm bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 và bệnh viện điều trị Covid-19) trên địa bàn thanh phố, gồm: 400 máy SpO2 (máy đo độ bão hòa ô xy trong máu), 50 bơm tiêm tự động, 1.000 khẩu trang N95, 200 đồ bảo hộ cấp 3 (tổng giá trị hơn 2 tỉ đồng).

Bác sĩ Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện JW cho biết, bệnh viện vẫn đang tiếp tục tìm nguồn trang thiết bị để mua tặng hỗ trợ khẩn cho các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19.

Theo dõi độ bão hòa ô xy trong máu ở người bệnh Covid-19

Hồi đầu tuần này, Sở Y tế TP.HCM gửi văn bản đến các đơn vị y tế về việc triển khai quản lý sức khỏe người bệnh Covid-19 cách ly tại nhà, trong đó có đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe người bệnh qua độ bão hòa ô xy trong máu (còn gọi là chỉ số SpO2).

Nếu chỉ số SpO2 của người bệnh trên 97%, không có dấu hiệu bất thường, thì hướng dẫn họ theo dõi tại nhà.

Nếu SpO2 từ 95% – 96% kèm sốt, đau họng, ho,… thì cho thở ô xy qua mũi (ống ô xy đưa vào mũi), đưa người bệnh đến nơi cách ly tập trung F0 trên địa bàn (để theo dõi và điều trị).

Nếu SpO2 dưới 94% và có các triệu chứng nặng (như thở gắng sức) thì cho thở ô xy qua mặt nạ (mask), đưa họ đến cấp cứu tại nơi cách ly tập trung F0 trên địa bàn hoặc bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 TP.Thủ Đức hoặc ở các quận, huyện.

Bác sĩ Tú Dung thông tin về tầm quan trọng của máy đo nồng độ oxy trong máy SpO2

Nếu người bệnh có biểu hiện tím tái, hôn mê thì cho thở ô xy qua mặt nạ hoặc hồi sức tim phổi cơ bản, đưa đến bệnh viện gần nhất, đồng thời gọi tổ điều phối chuyển viện người bệnh Covid-19 nặng (thuộc Sở Y tế) để hỗ trợ khẩn cấp qua đường dây nóng (0989.401.155) giúp chuyển người bệnh đến tầng điều trị thích hợp.

Bệnh viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: