Sợ đau có thể nói là nỗi sợ lớn nhất của nhiều chị em khi cân nhắc có nên sửa mũi hay không. Nỗi sợ này cũng khiến các chị em mãi chần chừ trên hành trình tìm đến chiếc mũi cao, thon gọn cho mình. Vậy nâng mũi có đau không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nâng mũi có đau không?
Đau đớn là phản ứng bình thường của cơ thể khi xuất hiện những tổn thương. Sự thật thì nâng mũi có đau. Nhưng chỉ trong một số giai đoạn nhất định. Cảm giác đau khi phẫu thuật nâng mũi thường không quá rõ rệt và nằm trong ngưỡng chịu được của mọi người. Ngoài ra, cảm giác đau sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người cũng như công nghệ nâng mũi và tay nghề, kỹ thuật của từng bác sĩ.
Trong lúc phẫu thuật
Trước khi tiến hành nâng mũi, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc gây tê cục bộ tại vùng mũi. Đây là lúc cảm giác đau xuất hiện đầu tiên. Mũi kim được đưa vào da rất nhẹ; và tạo cảm giác hơi nhói giống như ong chích (tùy cơ địa). Do vậy, trong suốt thời gian thực hiện phẫu thuật, vì đã được “vô hiệu hóa” cảm giác bằng thuốc tê; chị em sẽ không cảm thấy bất kỳ cảm giác đau đớn nào dù là nhỏ nhất.
Sau phẫu thuật
Sau khi kết thúc ca phẫu thuật sẽ xuất hiện cảm giác hơi “ê ê” và “rưng rức” ở mũi. Thông thường từ 6-8 giờ sau đó, thuốc tê sẽ hết tác dụng. Người bệnh bắt đầu cảm nhận những cơn đau tại vị trí mũi, quanh mũi, quanh mắt và gò má. Tuy nhiên bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau giúp xoa dịu cảm giác này nhanh chóng.
Trong những ngày đầu tiên sau nâng mũi, an tâm là bạn sẽ không có cảm giác đau. Chỉ là một chút khó chịu khi phải đeo nẹp mũi và khi rửa vết thương (khoảng 4 – 5 ngày).
Mỗi người có mức độ cảm nhận đau khác nhau tuỳ vào cơ địa; nhưng đa phần không đau quá nhiều. Tình trạng đau kèm theo sưng nề trên khuôn mặt sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu; nhưng sẽ được cải thiện qua từng ngày. Trung bình sau khoảng 5 ngày thì đau nhức sẽ chấm dứt. Tùy cơ địa mỗi người mà thời gian đau có thể kéo dài hơn.
Thời gian đau kéo dài tuỳ cơ địa.
Nâng mũi nhiều lần có đau không?
Rất nhiều chị em sau phẫu thuật sửa mũi lần 1 chưa cảm thấy ưng ý và muốn thay đổi dáng mũi; hoặc do gặp biến chứng cần tái phẫu thuật để khắc phục.
Tương tự như lần đầu, nâng mũi lần 2, lần 3 cũng có những tác động đến vùng mũi gây đau. Quy trình sửa lại mũi hỏng hầu như không có gì khác biệt so với nâng mũi lần đầu. Tuy nhiên, do phải can thiệp kĩ thuật phức tạp hơn; nên nâng mũi lần 2 sẽ có cảm giác đau nhiều hơn một chút. Dù vậy, cảm giác sưng đau cũng sẽ biến mất chỉ sau khoảng 3-5 ngày.
Đối với trường hợp nâng sửa mũi sau 3-6 tháng, khi đó mũi của khách hàng đã phục hồi bình thường; và có thể tiến hành sửa lại mà không lo đau đớn nhiều; hay ảnh hưởng đến chức năng của mũi.
Nâng mũi có đau không? Bí quyết giúp bạn nâng mũi không đau
Trước phẫu thuật
1. Chuẩn bị tốt tâm lý và sức khoẻ
Trước khi phẫu thuật, hãy giữ sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái nhất có thể. Cố gắng gạt bỏ những lo lắng vì thực sự nâng mũi không đau như bạn tưởng tượng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý để làm quen với những thay đổi của cơ thể sau nâng mũi như: sưng bầm, nghẹt mũi, … Đây đều là những hiện tượng bình thường khi cơ thể có vết thương; và sẽ chấm dứt ngay sau vài tuần.
Giữ tinh thần lạc quan.
2. Lựa chọn bác sĩ tay nghề giỏi
Nâng mũi có đau không còn tuỳ thuộc vào kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ. Kĩ thuật, tay nghề của bác sĩ càng cao; thì tỉ lệ phẫu thuật thành công càng lớn. Thao tác chuẩn xác và khéo léo sẽ giảm thiểu tối đa đau đớn và tổn thương; giúp vết thương mau lành hơn; dáng mũi nhanh vào form và đẹp hơn.
Bác sĩ tay nghề cao tại JW.
Sau phẫu thuật
1. Chườm giảm đau
Chườm lạnh và chườm ấm là phương pháp giảm sưng đau rất hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần lưu ý một số điểm sau:
- Trong 2 ngày đầu tiên chỉ chườm lạnh. Sau đó mới chườm ấm.
- Không đặt trực tiếp lên vùng mũi mà chườm tại các vùng xung quanh.
- Mỗi lần chườm tối đa khoảng 10 phút, thực hiện từ 3-4 lần mỗi ngày.
Chườm lạnh và chườm nóng giúp giảm sưng đau.
2. Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ
Để giải quyết vấn đề nâng mũi có đau không, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cho khách hàng; nhằm đảm bảo sự thoải mái và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ; do vị trí vết khâu bên trong mũi khá ẩm ướt.
Lưu ý, không được lạm dụng cũng như uống thuốc giảm đau quá liều. Rất dễ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
3. Kiêng đồ ăn gây sưng đau
Trong vòng ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật, chị em cần tuyệt đối kiêng nhóm thực phẩm có nguy cơ gây tăng đau nhức, sưng nề. Trước khi vùng mũi hồi phục hoàn toàn, chị em không được ăn: đồ tanh, thịt gà, hải sản, thịt bò, rau muống, các món ăn từ gạo nếp, …
Kiêng một số loại thực phẩm.