Nâng mũi là loại phẫu thuật thẩm mỹ rất được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước châu Á. Nâng mũi đem lại một chiếc mũi cao tự nhiên, mềm mại và hài hòa với các đường nét của khuôn mặt.
Các giai đoạn hồi phục sau khi nâng mũi
Sau 3 – 4 ngày: Mũi sẽ có hiện tượng sưng, đau và bầm tím. Đây là tình trạng vô cùng phổ biến sau khi nâng mũi, nên bạn đừng quá lo lắng khi gặp vấn đề này. Theo thời gian, hiện tượng sưng, đau cũng dần biến mất. Tuy nhiên, bạn cần có một chế độ chăm sóc mũi hợp lý thì vết thương vùng mũi mới mau hết sưng đau và mau lành trở lại.
Sau 10 ngày: Tình trạng sưng, bầm tím ở mũi sẽ chấm dứt, vết mổ cũng tương đối lành lại. Lúc này, bạn nên quay lại nơi phẫu thuật để cắt chỉ và tái khám.
Sau 1 – 3 tháng: Mũi dần dần ổn định, mềm mại hơn. Dáng mũi trở nên tự nhiên và hài hòa. Để đảm bảo độ chắc chắn và lâu bền của mũi, bạn cần tránh những tác động vật lý trực tiếp vào mũi như tì, đè, nắn, bóp mũi.
Tình hình hồi phục sau khi thẩm mỹ mũi
Những hiện tượng sau khi nâng mũi thường gặp
Đau nhức và nặng nề vùng mũi
Cảm giác đau nhức và nặng nề rất hay xảy ra sau khi nâng mũi. Vì lúc này, lượng thuốc tê mà bác sĩ tiêm vào vùng mũi đã tan hết. Bạn sẽ cảm thấy mũi mình âm ỉ đau và năng nề. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần theo thời gian và theo từng cơ địa cụ thể.
Tình trạng đau nhức dễ mắc phải
Việc bạn cần làm ngay lúc này chính là vệ sinh, chăm sóc vết mổ thật tốt. Đồng thời bạn phải uống thuốc và tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ.
Sưng tấy và bầm tím quanh mũi
Theo một thống kê uy tín, có hơn 95% số người sau khi nâng mũi, bị hiện tượng sưng tấy và bầm tím. Đây là hiện tượng bình thường, bạn không cần quá lo lắng.
Mũi sưng tấy, tím bầm sau khi can thiệp
Bởi vì, trong quá trình phẫu thuật nâng mũi, hệ thống mạch máu và các mô tế bào quanh mũi đều bị tác động, xâm lấn bất ngờ, dẫn đến các phản ứng tự nhiên của cơ thể (sưng, bầm tím). Hầu hết các vết sưng, bầm tím sẽ xuất hiện ở quanh mũi, hai bên má hoặc gần mắt.
Mũi bị chảy dịch
Trong quá trình phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ đặt các vật liệu định hình dáng mũi, có tác dụng nâng đỡ và tạo form mũi chuẩn. Chính những vật liệu này là nguyên nhân gây ra hiện tượng mũi tiết dịch.
Lúc này, bạn chỉ cần lấy khăn giấy khô, thấm hết phần dịch đi và vệ sinh mũi như chỉ dẫn của bác sĩ. Theo thời gian và tùy cơ địa, thì hiện tượng chảy dịch mũi sẽ biến mất.
Cảm giác khó thở, nghẹt mũi
Sau khi can thiệp “dao kéo” vùng mũi, các vật liệu có tác dụng nâng đỡ mũi, có thể gây ra tình trạng cản trở hô hấp, khó thở, nghẹt mũi.
Đồng thời, trong quá trình xâm lấn, các mô tế bào quanh mũi bị tổn thương. Dẫn đến mất cảm giác tạm thời, nên sinh ra cảm giác nghẹt mũi.
Tình trạng hô hấp khó khăn
Đây được cho là một vấn đề gây khó chịu nhất trong giai đoạn hậu phẫu. Cảm giác khó thở, nghẹt mũi thường kéo dài khoảng 7 ngày đầu tiên.
Cách chăm sóc sau khi nâng mũi
Quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi là vô cùng quan trọng. Việc này quyết định 50% sự thành công của cuộc phẫu thuật nâng mũi.
Cách chăm sóc mũi sau phẫu thuật thẩm mỹ
Do đó, để có được một chiếc mũi xinh đẹp, bạn cần có một chế độ chăm sóc hợp lý sau khi nâng mũi, như sau:
- Vệ sinh mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tuyệt đối việc để mũi tiếp xúc với nước.
- Sử dụng thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, kể cả đi bộ.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh các loại thức ăn không tốt cho vết thương hở như rau muống, hải sản, thịt bò,…
- Nên đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt, tránh nằm, ngồi một chỗ quá lâu.
- Hạn chế đi đến những nơi khói bụi, vi khuẩn, có ánh nắng để tránh tổn thương mũi.
- Không thoa bất cứ mỹ phẩm hay trang điểm gì lên vùng mũi khi vết thương chưa lành.