Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Bao lâu mới lành?

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không là mối quan tâm lớn nhất của nhiều chị em khi tìm hiểu về công nghệ làm đẹp này. Vậy thực tế đáp án cho câu hỏi này là gì? Nếu tháo được thì bao lâu sẽ lành? Có cần lưu ý gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?

Nâng mũi cấu trúc là công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao về tính ưu việt cũng như mức độ an toàn đối với người thực hiện.

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không sẽ tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mũi sau khi nâng; và mong muốn của khách hàng. Thông thường sau khi nâng mũi cấu trúc, mũi sẽ được ổn định trong khoảng 2 tháng sau phẫu thuật; nên khách hàng có thể cân nhắc việc thực hiện tháo chất liệu độn theo sự chỉ định của bác sĩ. Sau đấy, khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn việc cấy ghép chất liệu sụn mới; hoặc là để mũi nguyên sơ trở về tình trạng ban đầu.

Nếu không may xảy ra biến chứng như: dáng mũi bị xô lệch, móp méo; thì yên tâm rằng bạn vẫn có thể tháo sụn ra được sau 3 tháng phẫu thuật.

Tuy nhiên, chất liệu nâng mũi mà bạn sử dụng phải là loại cao cấp thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn. Trường hợp ngược lại thì rất khó để xử lý; cũng như khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng của mũi.

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Bao lâu mới lành?

Nâng mũi cấu trúc tại JW.

Trường hợp nào nên tháo mũi nâng cấu trúc

1. Kết quả thẩm mỹ không như mong muốn

Đã có câu trả lời cho thắc mắc nâng mũi cấu trúc S line có tháo ra được không. Vậy nên tháo mũi cấu trúc trong những trường hợp nào?

Đôi khi sau một khoảng thời gian phẫu thuật nhất định; nhiều khách hàng cảm thấy không được ưng ý lắm với dáng mũi sau phẫu thuật của mình. Một dáng mũi đẹp không có nghĩa là nó sẽ phù hợp với bạn; thậm chí có thể trông khá kì cục nếu không hài hòa với các bộ phận còn lại. Do vậy, nhiều chị em mặc dù ca phẫu thuật rất thành công; nhưng vẫn phải tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để tháo sụn do không phù hợp.

Hoặc đơn giản do xu hướng làm đẹp thay đổi; và bạn không muốn trở thành người tụt hậu cũng có thể cân nhắc tháo sụn mũi. Những trường hợp này nếu đảm bảo được đủ điều kiện sức khỏe và tài chính; thì khách hàng hoàn toàn có thể tháo nâng mũi cấu trúc.

Hình ảnh sau khi tháo sụn mũi

Có thể tháo mũi cấu trúc khi kết quả không như mong muốn.

2. Xảy ra biến chứng sau nâng mũi

Biến chứng sau nâng mũi xảy ra chủ yếu do kỹ thuật của bác sĩ còn non kém; thiếu kinh nghiệm giải quyết biến cố. Khi thao tác bị sai hoặc cắt ghép sụn với tỉ lệ không đúng; thì chắc chắn sẽ để lại một số hệ lụy như lộ sống mũi, méo lệch đầu mũi, mũi bị nhiễm trùng, bóng đỏ, dị ứng chất liệu độn, tụt sụn,… Bên cạnh đó, nếu không tuân thủ nguyên tắc chăm sóc hậu phẫu; hoặc xảy ra va đập khi mũi chưa hồi phục; cũng có thể gây ra biến chứng.

Đây là trường hợp mà bạn cần phải tháo sụn nâng cấu trúc càng sớm càng tốt. Nếu không nguy hiểm khó có thể lường trước được.

3. Mũi bị “xuống cấp”

Nhiều người thắc mắc rằng mũi đã nâng được một khoảng thời gian dài thì việc nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Câu trả lời là hoàn toàn được.

Tùy theo công nghệ áp dụng cũng như chất lượng sụn đi kèm; mà thời gian tồn tại của mũi nâng cấu trúc cũng sẽ khác nhau. Đối với các khách hàng có cơ địa không được tốt; thì sau một khoảng thời gian nhất định tầm 8 – 9 năm; mũi sẽ bắt đầu có các dấu hiệu “xuống cấp”. Khi đó ta sẽ thấy những dấu hiệu rõ ràng như: sống mũi cong, lệch, đầu mũi bị hếch,…trông khá mất thẩm mỹ.

Lúc này bạn hoàn toàn có thể thực hiện tháo bỏ chất liệu cũ và “sửa sang” lại dáng mũi của mình.

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Bao lâu thì lành?

Thời gian để mũi lành sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố; từ kỹ thuật tháo sụn đến cơ địa; cũng như quá trình chăm sóc. Trong điều kiện tốt thì thời gian trung bình mất khoảng 3 tháng để mũi ổn định hoàn toàn.

Theo các chuyên gia thì mũi cấu trúc khi tháo ra thường sẽ quay trở về trạng thái ban đầu trước khi nâng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã chỉnh sửa quá nhiều như: thu gọn cánh mũi, cắt gọt đầu mũi, …thì khi bỏ sụn ra trông sẽ khá “xập xệ”. Nhiều người với cơ địa nhạy cảm hoặc đã có tuổi; còn gặp phải tình trạng phần da mũi bị teo lại; và phải nhờ đến các biện pháp khắc phục như cấy mỡ.

Tuy nhiên, có một điểm cộng là nếu bác sĩ có kỹ thuật tốt thì bạn sẽ không bị lộ sẹo. Do đó, nếu chỉ nâng mũi bình thường thì khi tháo sụn sẽ không khác biệt quá nhiều so với trước kia.

Tái phẫu thuật mũi tại JW.

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Cách chăm sóc sau khi tháo mũi cấu trúc

Bạn đã biết nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý những điều sau để mũi nhanh lành sau khi tháo mũi cấu trúc.

  • Uống thuốc theo chỉ dẫn, không tự ý điều trị. Nếu xảy ra các triệu chứng không mong muốn thì phải liên hệ ngay với người phụ trách để tham khảo ý kiến.
  • Vệ sinh mũi hàng ngày. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh hàng ngày, đặc biệt là khi mũi chảy dịch.
  • Bảo vệ mũi trước tác động của môi trường bên ngoài. Trong sinh hoạt hàng ngày sẽ ít nhiều tồn tại nguy cơ mũi bị va đập hay chịu tổn thương. Do đó, bạn phải đặc biệt cẩn thận, không để xảy ra va chạm đáng tiếc.
  • Không trang điểm, không đụng vào mũi. Hãy hạn chế tối đa những hành động này cho đến khi mũi lành hẳn.
  • Tránh các vận động mạnh. Bạn cần tạm dừng các hoạt động thể thao nếu muốn mũi nhanh lành.
  • Chế độ ăn. Tương tự như khi bạn nâng mũi, các loại thực phẩm gây sưng viêm cũng cần hạn chế tuyệt đối.

Chăm sóc mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: