Nâng mũi ăn mì tôm được không? Nên ăn gì sau nâng mũi?

Mì tôm là món ăn quen thuộc với nhiều người bởi tính tiện dụng, nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều bác sĩ khuyến cáo không nên ăn mì tôm sau phẫu thuật thẩm mỹ. Vậy nâng mũi ăn mì tôm được không? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.

Sau nâng mũi ăn mì tôm được không?

Mì tôm là món ăn nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi. Những ai có thói quen ăn mì gói thường xuyên cần lưu ý và tạm thời ngưng ăn mì tôm cho đến khi mũi ổn định lại.

Giải đáp chi tiết cho câu hỏi nâng mũi ăn mì tôm được không, các bác sĩ nhấn mạnh: Thông thường, một người khỏe mạnh không nên ăn nhiều mì tôm; bởi thành phần muối natri chứa trong sợi mì và gia vị lớn (2.700 mg); vượt quá mức hấp thụ của người bình thường (2.300mg). Chưa kể tới người có vấn đề về sức khỏe hay sau phẫu thuật thì mức độ nạp muối natri càng phải thấp (nhỏ hơn 1.500 mg).

Do vậy, người vừa phẫu thuật nâng mũi xong không nên ăn mì tôm❌. Vì không chỉ gây kéo dài thời gian hồi phục của mũi mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Nâng mũi ăn mì tôm được không? Nên ăn gì sau nâng mũi?

Sau nâng mũi không nên ăn mì tôm.

Tác hại của việc nâng mũi ăn mì tôm

1. Nâng mũi ăn mì tôm làm tăng nguy cơ chảy máu

Ăn mì tôm nhiều sau nâng mũi có thể xuất hiện tình trạng dịch mũi và máu tiết ra nhiều hơn; gây ra chảy máu mũi, nhiễm trùng vết khâu.

Theo nghiên cứu y khoa, khi nạp vào cơ thể lượng muối quá mức có trong mì tôm; sẽ dẫn đến huyết áp cao và nhịp tim tăng nhanh; thúc đẩy lượng máu hoạt động mạnh trong các thành mạch. Lúc này vết phẫu thuật chưa lành sẽ khiến máu chảy tại vết mổ. Và nếu máu chảy tràn vào sụn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và chảy mủ; nghiêm trọng hơn nữa là lệch trụ mũi. Hậu quả là bạn sẽ phải phẫu thuật lại để xử lý phần máu đông.

Tác hại của việc nâng mũi ăn mì tôm

Chảy máu mũi do ăn mì tôm.

2. Nâng mũi ăn mì tôm khiến mũi lâu lành

Tác hại thứ hai của việc nâng mũi ăn mì tôm được không chính là kéo dài thời gian lành vết thương. Trong mì tôm chứa thành phần chất béo có hại cho cơ thể; và hạn chế khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Ăn mì tôm không cung cấp đủ dinh dưỡng; sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và cơ chế tự làm lành vết thương. Đồng thời sự suy giảm miễn dịch còn giúp vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong phần sụn mũi; có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Khi ăn uống đúng cách thì có thể phục hồi trong 1-2 tuần. Nhưng khi ăn mì thì thời gian có thể kéo dài hơn 1 tháng. Nếu tần suất ăn mì quá nhiều còn có thể làm mũi chuyển biến xấu; bị nhiễm trùng; và không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử.

3. Nâng mũi ăn mì tôm gây dị ứng chất liệu sụn

Chất liệu sụn nhân tạo được sử dụng phải có độ tương thích cao với cơ thể để hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất. Nhưng khi chúng ta ăn mì thường xuyên, các thành phần độc hại trong mì như chất propylene glycol, chất béo, dầu chiên, các chất phụ gia, chất bảo quản, … có thể làm giảm khả năng thích ứng của sụn với cơ thể. Đối với những cơ địa nhạy cảm còn gây ra hiện tượng tụt sụn; xuất hiện các biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, da bị sưng đỏ, nổi ban, …

Tụt sụn mũi do ăn nhiều mì tôm.

4. Gây mẩn ngứa, nổi mụn

Tất cả chất béo bão hòa, phụ gia, dầu chiên, chất bảo quản, … chứa bên trong gói mì tôm đều là một phần nguyên nhân gây ra mụn trên má, mũi, cằm, … Hơn nữa, sau phẫu thuật sửa mũi, thông thường khách hàng đều phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định. Uống nhiều thuốc tây cộng với ăn mì tôm khiến cơ thể bị nóng trong; nổi mẩn, mụn ngứa khiến mũi khó chịu, không thoải mái.

Nâng mũi ăn mì tôm được không? Kiêng ăn mì tôm bao lâu sau nâng mũi?

Bạn đã biết nâng mũi ăn mì tôm được không. Vì vậy, trong thời gian 1 tuần đầu sau khi nâng mũi, các chuyên gia khuyên cáo tuyệt đối không được ăn mì. Từ tuần thứ 2 trở đi, người nâng mũi có thể ăn mì tôm nhưng phải hạn chế.

Về nguyên tắc, sau 1 tháng mũi đã hồi phục hoàn toàn; và việc sử dụng mì gói không làm ảnh hưởng tới dáng mũi hay sức khỏe. Vì vậy, thời gian lý tưởng kiêng ăn mì tôm để đảm bảo dáng mũi hồi phục nhanh, ổn định, không lo biến chứng là 1 tháng.

Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi người mà mũi hồi phục nhanh hay chậm; thời gian kiêng ăn mì tôm được rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi tái khám trước khi ăn mì tôm trở lại.

Theo dõi thêm:

Sau nâng mũi ăn mì tôm được không? Nên và không nên ăn gì?

1. Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh vấn đề nâng mũi ăn mì tôm được không, bạn cũng cần biết những loại thực phẩm cần tránh sau khi nâng mũi:

  • Các loại hải sản, đồ tanh: Các loại thức ăn này có thể làm mũi bị ngứa ngáy, sưng tấy, vết mổ lâu lành miệng.
  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò đứng đầu danh sách các loại thịt không nên ăn sau nâng mũi; bởi sẽ làm cho mũi sau khi lành bị sẹo thâm; hoặc kéo dài thời gian hồi phục mũi. Bên cạnh đó còn có thịt trâu, thịt dê, thịt cừu, …
  • Thịt gà và đồ nếp: Đây là 2 loại thực phẩm có tính nóng; sẽ làm mũi bị sưng, mưng mủ. Từ đó làm chậm quá trình khô da và tái tạo tế bào da mới tại vùng phẫu thuật.
  • Rau muống: Ăn rau muống sẽ kích thích vùng da non nhô lên; gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.
  • Các loại thực phẩm khác: thực phẩm lên men như dưa muối; thức ăn cay nóng chứa ớt, tỏi, giấm, tiêu, … Các loại nước uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt. Ngoài ra, còn nên kiêng các loại mắm, hột vịt lộn, …

Kiêng hải sản, thịt đỏ.

2. Thực phẩm nên ăn

Bạn đã biết nâng mũi ăn mì tôm được không và các thực phẩm cần tránh. Dưới đây là những thực phẩm bổ dưỡng cần được bổ sung sau nâng mũi để cơ thể nhanh chóng bình phục:

  • Trái cây: Cam, chanh, quýt, ổi, mận, kiwi, việt quất, nho, dâu tây, …
  • Rau củ quả: Ăn nhiều rau củ quả như cà rốt, cà chua, khoai lang, khoai tây, súp lơ, cải xoăn, rau diếp cá, rau má, …
  • Các loại thực phẩm giàu protein, tinh bột như: bột yến mạch, bánh mì đen, bánh mì lúa mạch, các loại đậu, các loại hạt, dầu thực vật, …
  • Uống nước ép, nước mát có nhiều vitamin để thúc đẩy quá trình oxy hóa, giúp vết mổ mau lành.

Nên ăn nhiều rau củ quả.

Khám phá nhiều hơn tại mục Tư Vấn Thẩm Mỹ từ JW

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: