Nâng mũi bị chảy máu do đâu? Cách ngăn ngừa chảy máu sau nâng mũi

Bạn lo lắng vì sau nâng mũi bị chảy máu kéo dài? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và ghi lại những cách ngăn ngừa chảy máu sau nâng mũi nhé.

Nguyên nhân nâng mũi bị chảy máu

1. Mũi bị nhiễm trùng

Nếu như xuất hiện tình trạng nâng mũi bị chảy máu kèm mủ; và các hiện tượng như sưng tấy, đau nhức; vùng mũi trở nên nóng đỏ; thì rất có thể mũi đã bị nhiễm trùng. Các triệu chứng này sẽ có xu hướng ngày càng nặng thêm nếu như bạn không có các biện pháp xử lý kịp thời. Do đó, khi mũi bị chảy máu kèm mủ có mùi hôi, thì bạn nên lập tức liên hệ với bác sĩ; hoặc đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để xử lý tình trạng nhiễm trùng. Thậm chí có thể phải tháo toàn bộ vật liệu nâng mũi. Nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nâng mũi bị chảy máu do đâu?

Nhiễm trùng mũi sau nâng.

2. Tay nghề của bác sĩ

Tay nghề của bác sĩ quyết định đến 60% hiệu quả của ca thẩm mỹ. Tiến hành phẫu thuật bởi bác sĩ tay nghề kém sẽ mang đến nguy cơ xuất hiện biến chứng rất cao. Bác sĩ thiếu chuyên môn sẽ không thể kiểm soát tốt mọi vấn đề trong lúc phẫu thuật. Có thể sẽ gây nhiều tổn thương cho mũi trong quá trình bóc tách khoang mũi; sai sót khi đưa vật liệu cấy ghép hay chỉnh sửa cấu trúc mũi,….

Họ có thể lấy quá nhiều sụn, dùng sụn sai kích thước khi nâng. Cá biệt có những trường hợp bác sĩ bóc tách sụn quá sâu. Điều này khiến vùng mũi bị tổn thương nặng nề, vết hở lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho nâng mũi bị chảy máu.

3. Mũi bị va đập

Sau khi nâng mũi, bạn cần thời gian nghỉ dưỡng để mũi được nhanh chóng ổn định. Không nên thường xuyên thực hiện các hoạt động mạnh, khom cúi, chạy nhảy. Vì rất dễ khiến cho tình trạng sưng bầm càng lâu biến mất hơn. Bên cạnh đó, nếu bị ngoại lực tác động trực tiếp, mũi sẽ bị chảy máu và đau nhức. Trường hợp bị va đập mạnh có thể dẫn đến lệch sống mũi hay thủng da đầu mũi.

4. Thường xuyên ngoáy mũi

Trong thời gian bình phục sau phẫu thuật sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ở mũi. Do vết thương đang trong giai đoạn lành. Nếu bạn thường xuyên ngoáy mũi sẽ rất dễ khiến vết thương bị rách; dẫn đến tình trạng nâng mũi bị chảy máu. Hơn nữa, tay không đảm bảo vệ sinh khi đụng chạm vào vết thương có thể gây nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng tăm bông để ngoáy mũi. Nhưng phải thật cẩn thận, tránh gây tổn thương trong mũi.

Không nên ngoáy mũi bằng tay.

Không nên ngoáy mũi bằng tay.

Nâng mũi bị chảy máu có sao không?

Nâng mũi bị chảy máu không nguy hiểm như nhiều người tưởng. Trên thực tế đây là hiện tượng hết sức bình thường khi có vết thương hở.

Tuy nhiên, nếu nâng mũi bị viêm rỉ máu kéo dài mà không giảm bớt, hãy cẩn thận! Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mũi có vấn đề sau nâng. Rất có khả năng mũi đã bị nhiễm trùng hoặc biến chứng nào đó. Hãy nhanh chóng tái khám để có phương án xử lý tốt nhất.

Chảy máu kéo dài sau nâng mũi.

Nâng mũi bị chảy máu thì phải làm sao?

Lúc này bạn cần phải bình tĩnh. Dùng băng gạc, bông y tế để thấm máu, huyết tương tại mũi. Sau đó liên hệ với bác sĩ thẩm mỹ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, xác định căn nguyên; và tìm phương hướng thích hợp để khắc phục tình trạng này, tránh diễn tiến xấu hơn.

Cách phòng tránh nâng mũi bị chảy máu

1. Lựa chọn bác sĩ giỏi, cơ sở thẩm mỹ uy tín

Nếu được phẫu thuật nâng mũi bởi bác sĩ có tay nghề cao, sau phẫu thuật bạn sẽ hết chảy máu ngay. Bởi vì sau khi đưa sụn vào bên trong khoang mũi, bác sĩ sẽ cầm máu. Đồng thời khâu vết thương bằng chỉ thẩm mỹ nên sẽ không bị hở. Sau đó tiến hành nẹp và sử dụng băng dính để cố định mũi mới. Ngăn chặn tổn thương, chảy máu do chấn thương từ bên ngoài.

Bác sĩ giỏi đến từ các bệnh viện thẩm mỹ uy tín sẽ cho bạn một chiếc mũi đẹp và tự nhiên nhất. Hãy tìm hiểu các thông tin về chứng chỉ hành nghề, trình độ của bác sĩ; đánh giá từ những khách hàng trước đó, … để lựa chọn nơi bạn có thể gửi gắm chiếc mũi của mình.

2. Chăm sóc hậu phẫu theo chỉ dẫn của bác sĩ

Chăm sóc mũi sau phẫu thuật giữ vai trò rất quan trọng. Để tránh nâng mũi bị chảy máu, bạn nên tuân thủ các cách chăm sóc dưới đây:

  • Giữ mũi luôn sạch sẽ: Vết thương sau phẫu thuật rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng. Vậy nên bạn hãy hạn chế chạm tay vào mũi. Tích cực vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý nồng độ thấp khoảng 3 – 4 lần/ngày. Không dùng nước muối tự pha vì nồng độ muối không đảm bảo và khả năng khử trùng gần như rất thấp.
  • Chườm lạnh, ấm: Để giảm sưng tấy hãy chườm lạnh ngay sau khi nâng mũi. Vào những ngày sau đó bạn có thể kết hợp chườm ấm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
  • Tránh vận động cường độ cao: Mang vác vật nặng hay di chuyển cường độ cao sẽ gây áp lực lớn cho mũi. Bạn cần phải tuyệt đối tránh các hoạt động này trong khoảng 1 tháng sau nâng mũi. Sau đó bạn có thể vận động và chơi thể thao bình thường.
  • Tái khám đúng lịch: Khoảng 7 – 10 ngày sau thẩm mỹ hãy quay lại để bác sĩ kiểm tra. Điều này giúp cho bác sĩ đánh giá đúng nhất sự hồi phục của mũi bạn. Đồng thời kịp phát hiện các vấn đề và đưa ra phương án xử lý.
  • Tránh nằm nghiêng hay nằm sấp. Hạn chế đeo kính để không tạo áp lực và gây lệch mũi.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: