Nước súc miệng thường được biết đến rộng rãi với nhiều công dụng có lợi cho răng miệng. Vì thế, nhiều người nghĩ nó vô hại và sử dụng một cách vô tội vạ, làm cho răng miệng hư hại nghiêm trọng.
Nước súc miệng giúp răng miệng khỏe hơn rõ rệt
Nước súc miệng được sử dụng phổ biến trên thị trường
Có hai dạng nước súc miệng với hai loại công năng khác nhau là điều trị và loại bình thường giúp kiểm soát tạm thời hơi thở và tạo cảm giác dịu nhẹ cho miệng. Một số nước súc miệng điều trị cần được kê đơn, một số có sẵn trên thị trường dễ dàng tìm được ở siêu thị. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước để chọn được loại nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
Nước súc miệng có nhiều chủng loại khác nhau.
Dựa trên thành phần chính, chúng ta có thể chia nước súc miệng thành 3 loại phổ biến sau:
Dung dịch súc miệng Povidone-iod
Trong loại dung dịch súc miệng này, có chứa 1% Povidone-iod. Đây là chất sát khuẩn có tính hiệu quả cao.
Nhưng cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn sản phẩm có chứa Povidone-iod. Bởi nếu tỷ lệ chất này có trong dung dịch súc miệng cao có thể gây nên sự phù nề. Và cũng là yếu tố gây nên tình trạng viêm niêm mạc miệng. Loại nước súc miệng có nồng độ Povidone-iod tương đương với 1% được nhận định là có thể sử dụng để vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Dung dịch súc họng có chứa muối NaCl
Hiện nay, nồng độ NaCl được sử dụng để pha chế trong dung dịch vệ sinh răng miệng là 0,9%. Tên gọi khác của nó trong y tế là nước muối sinh lý. Với việc sử dụng rất dễ dàng là súc miệng sau khi đánh răng sáng và tối là bạn đã có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Dung dịch vệ sinh răng miệng Giva
Loại dung dịch này được đánh giá là sử dụng rộng rãi nhất trong nha khoa. Chuyên điều trị các trường hợp về viêm nhiễm quanh chân răng, viêm họng. Bởi nó có tính sát khuẩn và chống phù nề rất cao. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng dung dịch này thì cần pha theo tỉ lệ 1/10 với nước sạch. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu và nhanh chóng, tránh được sự tổn thương ngược. Có thể bạn chưa biết sự thật về tác dụng làm trắng răng của kem đánh răng
Những lầm tưởng về nước súc miệng mà nha sĩ chưa nói bạn biết
Nước súc miệng tăng nguy cơ bệnh lý béo phì, tiểu đường
Các loại mùi trong dung dịch súc miệng chủ yếu chỉ làm cho vị giác cảm thấy thích thú. Thực ra chúng không có tác dụng làm trắng răng. Ngoài ra, lạm dụng nước súc miệng sẽ gây ảnh hưởng đến màng da mỏng bên trong miệng, gây chảy máu răng. Theo một nghiên cứu mới của trường Y tế Công cộng Harvard, sử dụng nước súc miệng 2 lần/ngày làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường type 2 lên tới 55% trong khoảng 3 năm.
Chảy máu răng do lạm dụng nước rửa họng
Bên cạnh đó, một số sản phẩm có nồng độ Fluor “hơi nhiều”. Nếu dùng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm Fluor trên răng. Có thể tạo ra các đốm đen hoặc vàng trên răng, viêm nướu. Thậm chí làm giảm sức đề kháng của răng.
Men răng vàng đi, nướu nhạy cảm, dễ viêm hơn
Lạm dụng nước súc miệng sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và còn làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng. Thậm chí có trường hợp còn gây vàng ố răng, hư những mảnh trám răng, rối loạn vị giác, kích ứng miệng, lưỡi.
Chân răng mòn dần, ố vàng do lạm dụng nước súc miệng
Không thể làm trắng răng ngược lại làm giảm sức đề kháng của răng
Theo TS-BS Phạm Xuân Sáng, giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, cho biết các loại mùi trong nước súc miệng không có tác dụng làm trắng răng. Mà chỉ có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên răng. Nếu lạm dụng sử dụng với tần suất nhiều trong ngày có thể làm màng da mỏng bên trong miệng.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm còn có chứa nồng độ Fluor đáng kể. Là thành phần chủ lực trong kem đánh răng tuy nhiên cũng không ít ý kiến trái chiều về chất này. Trung tâm kiểm soát ngộ độc Mỹ đã đưa ra báo cáo mỗi năm có khoảng 23.000 ca báo cáo ngộ độc từ kem đánh răng Fluor. Vậy nên sản phẩm nước súc họng chứa hàm lượng Fluor cao làm giảm sức đề kháng của răng nếu dùng trong thời gian dài. Hệ lụy có thể dẫn đến bệnh hôi miệng, làm tình trạng sâu răng thêm trầm trọng.