Sau khi phẫu thuật nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường về vùng mũi như: tiết dịch, mũi sưng đau dai dẳng, chảy máu nhiều. Thì bạn đang gặp phải vấn đề nâng mũi bị nhiễm trùng. Và bài viết sau đây sẽ tổng hợp 4 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi mà bạn cần chú ý.
4 dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng cần nên lưu ý.
1. Bị sốt nhẹ sau khi nâng mũi
Khi mũi bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch tự nhiên có trong cơ thể sẽ hoạt động nhằm tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Vậy vậy sẽ xuất hiện dấu hiệu nóng sốt, vì vậy nếu bạn gặp phải tình trạng này sau khi trải qua cuộc phẫu thuật thì hãy tái khám ngay.
Bị sốt sau khi nâng mũi bị nhiễm trùng
2. Mũi sau khi nâng bị chảy máu, tăng tiết dịch
Khi bạn thấy mũi chảy ra nhiều dịch và có máu thì đó cũng là một trong 4 dấu hiệu của việc nâng mũi bị nhiễm trùng. Thông thường, các bác sĩ sẽ định hình mũi và băng vùng mũi lại nhằm giúp giữ sụn được ổn định sau khi trải qua phẫu thuật nâng mũi và ngăn không cho dịch mũi hay máu chảy ra ngoài.
Nếu mũi tiết nhiều dịch và chảy máu, hoặc có dấu hiệu mưng mủ thì khả năng cao chiếc mũi đã bị nhiễm trùng và cần gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mũi bị chảy máu
3. Đầu mũi sưng to và đau nhức dai dẳng
Đây được xem là một dấu hiệu rất khó phân biệt khi nâng mũi bị nhiễm trùng. Vì sau khi nâng mũi hiện tượng sưng đau thường xảy ra là do phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trong khoảng 2 tuần sau thì tình trạng này sẽ giảm dần. Nhưng nếu mũi bị nhiễm trùng thì sẽ không giảm mà còn kéo dài và nặng hơn.
4. Mũi bị lệch và biến dạng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi lệch và biến dạng có thể là do ngoại lực tác động lên mũi. Tuy nhiên nếu không va chạm vào bất cứ đâu mà mũi vẫn bị biến dạng sau nâng mũi. Thì đó có thể là do sụn nâng có chất lượng thấp, không thích ứng được với cơ thể gây nên sự đào thải từ đó tạo môi trường cho các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mũi.
Nguyên nhân khiến nâng mũi bị nhiễm trùng
Điều kiện phẫu thuật không bảo đảm vô trùng
95% là mức độ đảm bảo vô trùng tại các bệnh viện cùng với những biện pháp khử trùng tốt nhất được quản lý chặt chẽ. Nhưng đối với các cơ sở làm đẹp hoạt động “chui”, spa nhỏ không có giấy phép, thì điều kiện vô trùng sẽ rất thấp.
Nâng mũi ở những spa nhỏ
Nâng mũi bị nhiễm trùng với bác sĩ có tay nghề kém
Khi thực hiện bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng sẽ xuất hiện những phát sinh biến chứng và phẫu thuật nâng mũi cũng thế. Có những trường hợp nâng mũi bị nhiễm trùng là vì giao phó chiếc mũi yêu quý cho những bác sĩ chưa có đủ kinh nghiệm trong nghề, thậm chí là không có có giấy phép hành nghề. Do đó mà tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật nâng mũi tăng vọt.
Những vấn đề bạn sẽ gặp nếu không tìm đúng bác sĩ có tay nghề cao như: nhiễm trùng, nguy cơ tổn thương da mũi và các vùng lân cận, gây tổn thương niêm mạc mũi. Và còn rất nhiều rủi ro khác làm chiếc mũi sau khi nâng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sụn nâng mũi không đạt chất lượng.
Việc nâng mũi bằng chất liệu sụn nâng mũi chất lượng thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng. Bởi khi cấy ghép bằng sụn nâng mũi “dởm”, có độ tương thích thấp. Sẽ gây ra hiện tượng kích ứng, dị ứng và đào thải, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Sụn mũi không chất lượng
Xem lại:
Chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến việc nâng mũi bị sưng và nhiễm trùng. Đó chính là không chăm sóc vết thương đúng cách. Vì vậy sau khi trải qua cuộc phẫu thuật bạn hãy làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Để không bị ảnh hưởng xấu tới vùng mũi.
Tạm kết
Với những dấu hiệu và nguyên nhân dẫn tới việc nhiễm trùng mũi ở trên. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích khi lựa chọn chỗ làm mũi.
- Bác sĩ Tú Dung lan tỏa động lực biến Nghèo là Vốn Liếng vượt khó vươn xa
- Hướng dẫn cẩm nang khách hàng khi đi tàu Metro đến Bệnh viện JW
- Hotgirl miền Tây tiêm Filler tạo má baby ăn Tết gặp biến chứng kinh hoàng
- Phóng sự ảnh: Toàn cảnh Chương trình trao học bổng Nâng bước thủ khoa 2024 tại Trường Đại học Hồng Bàng
- Hoa hậu, Á hậu Quốc tế bị ấn tượng bởi tư duy ngược trong sách Nghèo là vốn liếng