Chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”

Nhằm hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” lần thứ 14 năm 2024, Bệnh viện JW đã xây dựng kế hoạch và triển khai đến người dân cùng thực hiện.

Chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người qua vết đốt. Dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thường tăng cao vào mùa mưa. Đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, phát triển. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

ngay-asean-phong-chong-sot-xuat-huyet-6

Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút

Hầu hết các ca sốt xuất huyết đều có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Có thể được chăm sóc, phục hồi tại nhà. Trong một số trường hợp hiếm gặp, sốt xuất huyết có thể trở nặng, thậm chí gây tử vong. Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh. Và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng chống. Chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng, ngăn không cho muỗi đốt.

ngay-asean-phong-chong-sot-xuat-huyet-1

Triệu chứng sốt xuất huyết

Chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” nhằm tạo một phong trào rộng rãi. Kêu gọi sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và cả cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN cùng chung tay phòng, chống sốt xuất huyết. Hướng tới một cộng đồng ASEAN không có sốt xuất huyết.

Mục đích, yêu cầu chung phòng, chống sốt xuất huyết

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Nâng cao ý thức của người dân trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Nhận biết sớm các triệu chứng hoặc những dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết.

Tạo phong trào sâu rộng đến cộng đồng dân cư nhằm huy động sự tham gia của người dân trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Từ đó hình thành thói quen dọn dẹp, loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng.

ngay-asean-phong-chong-sot-xuat-huyet

Sốt xuất huyết đều có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng

Góp phần đẩy mạnh truyền thông các biện pháp phòng bệnh. Thực hiện công tác kiểm soát điểm nguy cơ; tăng cường xử phạt đối với các tổ chức. Các cá nhân để tồn tại các nguy cơ làm lây lan Sốt xuất huyết; không để phát sinh ổ lăng quăng trong trong gia đình, tổ dân phố, khu phố, các công trình xây dựng. Và các cơ quan đơn vị; tổ chức phát hiện, xử lý dập dịch, chống lây lan ra cộng đồng…

Thực hiện các biện pháp loại bỏ nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Đối với các điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết 

Trạm Y tế phường xã, thị trấn phối hợp với chính quyền địa phương. Các ban ngành, đoàn thể rà soát, cập nhật danh sách các điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. Và phân loại theo 3 mức độ ưu tiên giám sát theo đúng hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố. 

Tổ chức giám sát, kiểm tra việc chấp hành của chủ quản lý điểm nguy cơ và hướng dẫn xử lý các vật chứa hiện có nước. Các vật chứa có khả năng ứ đọng nước khi mùa mưa đến. Và tái kiểm tra, giám sát liên tục cho đến khi đạt yêu cầu.

ngay-asean-phong-chong-sot-xuat-huyet-3

Loại bỏ nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Tổ chức huy động đoàn thanh niên, các tình nguyện viên và người dân sống xung quanh tham gia tổng vệ sinh. Thu gom và tiêu huy rác thải, vật chứa nước ở những điểm này. Truyền thông, vận động người dân xung quanh không bỏ rác bừa bãi. Và tích cực bảo vệ thành quả tổng vệ sinh tại nơi công cộng.

Đối với các địa điểm không thuộc danh sách điểm nguy cơ (nhà dân, cơ quan, xí nghiệp,..)

Người dân, người quản lý chịu trách nhiệm thực hiện, tổ chức thực hiện. Những biện pháp loại bỏ nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại nơi ở, nơi làm việc của chính mình.

Các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày khi không sử dụng. Và súc rửa thường xuyên; thay nước và súc rửa thường xuyên (bình bông, đĩa lót chậu kiểng, ly nước cúng,…). Hoặc thả cá bảy màu ăn lăng quăng (hòn non bộ, cây thủy sinh,…).

ngay-asean-phong-chong-sot-xuat-huyet-2

Các dấu hiệu khi bị sốt xuất huyết 

Những vật chứa nước dùng để phục vụ cho sinh hoạt nhưng chưa hoặc không sử dụng thường xuyên: phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọng nước. Điều này rất dễ tăng nguy cơ phát sinh lăng quăng.

Bên cạnh đó, cần tổ chức kiểm tra chấp hành của các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp,.. có ổ dịch sốt xuất huyết trong năm 2023. Và những tháng đầu năm 2024; hướng dẫn xử lý các vật chứa hiện có nước, các vật chứa có khả năng ứ đọng nước. Và tái kiểm tra, giám sát liên tục cho đến khi đạt yêu cầu.

ngay-asean-phong-chong-sot-xuat-huyet-5

Cách phòng tránh sốt xuất huyết

Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân bằng cách. Tuân thủ thực hiện các quy định phòng, chống sốt xuất huyết. Giúp hạn chế những nguy hiểm mà sốt xuất huyết gây ra. Từ đó chung tay hưởng ứng chiến dịch “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Điều này thể hiện mạnh mẽ sự cam kết chung của cộng đồng 11 nước thành viên ASEAN. Với quyết tâm hướng tới một ASEAN không có sốt xuất huyết.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: