Ngộ độc thuốc tê là một phản ứng có hại rất nghiêm trọng đến cơ thể con người. Có thể gây ra tử vọng cho bệnh nhân. Hiện tại gây tê là một phương pháp vô cảm, được sử dụng trong y khoa. Cùng Bệnh viện JW, tìm hiểu những thông tin sau đây nhé!
Ngộ độc thuốc tê có nguy hiểm không?
Gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước những vụ tai biến nghiêm trọng. Liên quan đến gây tê trong các ca phẫu thuật. Đáng lo ngại hơn, nguyên nhân tai biến thường bị nhầm lẫn là do sốc phản vệ. Trong khi thực tế, ngộ độc thuốc tê này mới là thủ phạm chính dẫn đến những hậu quả kinh hoàng.
Đây là một hiện tượng dị ứng hiếm gặp, đặc biệt là với nhóm thuốc tê Amino-Amid đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thay vào đó, ngộ độc toàn thân mới là mối đe dọa tiềm ẩn cho tính mạng và an toàn của người bệnh. Đồng thời gây ra nhiều lo ngại cho đội ngũ y tế trong thực hành gây tê.
Ngộ độc thuốc tê sẽ có rất nhiều nguyên nhân
Nguy cơ ngộ độc có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào (kể cả gây tê tủy sống). Với bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt cao ở những bệnh nhân:
- Già yếu
- Trẻ em
- Có protein máu thấp
- Phẫu thuật ở các vị trí giàu mạch máu như: đầu mặt cổ, khoang miệng, mũi họng và tầng sinh môn
Nhận biết dấu hiệu ngộ độc thuốc tê toàn thân
Dấu hiệu thần kinh trung ương:
- Đắng miệng: tê quanh miệng, ù tai và mờ mắt
- Kích thích: Nói nhảm, lú lẫn, kích động, rung hoặc co giật
- Ức chế: Ngủ lơ mơ, đờ đẫn, hôn mê hoặc ngừng thở
Dấu hiệu tim mạch:
- Rối loạn nhịp tim
- Rối loạn dẫn truyền tim
- Tụt huyết áp tiến triển
- Ngừng tim
Dấu hiệu nhận biết bạn đã ngộ độc thuốc do rối loạn tim mạch
Dấu hiệu hô hấp:
- Khó thở
- Tím tái
- Ngưng thở
Kỹ năng xử trí cơ bản khi nghi ngờ ngộ độc thuốc tê
- Ngừng tiêm thuốc tê ngay lập tức
- Gọi bác sĩ hỗ trợ cấp cứu
- Thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) nếu cần thiết
- Đảm bảo đường thở bằng cách đặt nội khí quản và thở máy
- Truyền lipid 20% theo hướng dẫn
- Theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn và điều chỉnh xử trí phù hợp
Dấu hiệu này là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và chuyên nghiệp của bác sĩ. Nâng cao kiến thức và kỹ năng xử trí ngộ độc là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thuốc tê?
Nguyên nhân ngộ độc, chủ yếu do bệnh nhân gây tê tại chỗ nhưng tiêm nhầm thuốc vào tĩnh mạch. Hoặc bác sĩ sử dụng quá liều hoặc do dùng quá nhiều thuốc. Tốc độ truyền quá nhanh hoặc tiêm nhẫm các chế phẩm pha loãng khác. Ngoài ra, khi bạn pha thuốc tê vào epinephrine để kéo dài thời gian sử dụng. Cũng có thể gây ra ngộ độc cho bệnh nhân.
Ngoài ra, một số ít trường hợp sử dụng trái phép với mục đích xấu. Thuốc bán ra đa phần không được tinh khiết. Như vậy, khi tiêm vào người bệnh nhân sẽ xuất nhiều triệu chứng khác.
Bệnh nhân gây tê tại chỗ nhưng tiêm nhầm thuốc vào tĩnh mạch
Những nguy cơ ngộ độc thuốc tê
Ngộ độc thuốc gây tê, có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân nào. Nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm:
- Tuổi tác: Trẻ em và người già có nguy cơ cao hơn do thể tích phân bố thuốc quá lớn. Mà chức năng gan, thận lại kém hơn.
- Tình trạng sức khỏe: Một số bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tim, gan, thận và suy dinh dưỡng. Có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc gây tê.
- Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc chống trầm cảm. Có thể tương tác với thuốc gây tê và làm tăng nguy cơ ngộ độc.
- Liều lượng thuốc tê: Sử dụng liều lượng thuốc tê cao hoặc tiêm thuốc vào vị trí giàu mạch máu. Sẽ gây ra ngộ độc rất lớn.
- Vị trí tiêm: Gây tê ở một số vị trí, chẳng hạn như đầu mặt cổ và khoang miệng. Nguy cơ ngộ độc cao hơn do thuốc dễ xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn.
Phương án dự phòng ngộ độc thuốc tê
- Đánh giá cẩn thận bệnh nhân: Trước khi gây tê, cần đánh giá cẩn thận tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Để xác định các yếu tố nguy cơ ngộ độc.
- Chọn loại thuốc phù hợp: Cần chọn loại thuốc tê phù hợp với tuổi tác, tình trạng sức khỏe và vị trí tiêm của bệnh nhân.
- Sử dụng liều lượng thích hợp: theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ngộ độc trong quá trình gây tê.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: trong quá trình gây tê và sau khi gây tê, để phát hiện sớm các dấu hiệu ngộ độc.
- Có sẵn các biện pháp cấp cứu: Cần có sẵn các biện pháp cấp cứu để điều trị ngộ độc thuốc gây tê nếu cần thiết.
Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức và kỹ năng về gây tê cho đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện. Cũng là một biện pháp quan trọng để dự phòng ngộ độc thuốc tê.
Trước khi gây tê cho bệnh nhân bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát
Kết luận
Ngộ độc thuốc tê có thể khiến bệnh nhân tử vong vô cùng nhanh chóng. Chính vì thế, trong suốt quá trình phẫu thuật thẩm mỹ hay bất cứ vấn đề nào. Bác sĩ phải luôn theo dõi sát tình trạng sức khỏe, nếu bệnh nhân có dấu hiệu đáng nghi. Phải báo ngay cho bác sĩ gây mê hồi sức để ngăn chừa kịp thời nhé.