Một số người chưa tiêm vaccine Covid-19 Moderna mũi 2 đang trông chờ loại vaccine này trong khi Chương trình tiêm chủng mở rộng “không còn dự trữ trong kho”.
Tại cuộc họp báo chiều 4.9, Phó giám đốc điều hành Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, đến nay TP.HCM chưa nhận được vaccine Moderna để tiêm cho người chưa tiêm mũi 2. Ngành y tế TP.HCM đang tính các giải pháp thay thế, phù hợp nguyên tắc về khoa học và chuyên môn.
Bác sĩ Tú Dung giải đáp việc quá hạn tiêm vaccine Moderna mũi 2 có sao không?
Nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 cùng loại với mũi 1, nhưng sẽ cân nhắc nếu nguồn phân bổ vaccine khan hiếm
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người đã tiêm liều một của loại vaccine nào thì tốt nhất tiêm liều hai bằng vaccine cùng loại. Người đã tiêm vaccine Sinopharm, Pfizer, Moderna được chỉ định tiêm hai mũi cùng loại. Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, nếu đã tiêm liều một là vaccine AstraZeneca thì có thể tiêm trộn liều hai là vaccine Pfizer.
Quy định thời gian tiêm mũi 2 sau 28 ngày chỉ là mốc thời gian tối thiểu để người dân hiểu không nên tiêm trước ngày đó, còn thời hạn sau cùng tiêm mũi 2 hiện chưa có cụ thể, thậm chí có khuyến cáo việc kéo dài khoảng cách giữa 2 mũi tiêm còn mang lại nhiều tác dụng tốt cho con người.
Người dân cần bình tĩnh hiểu rằng khi đã tiêm được mũi 1 chắc chắn đã có hiệu quả bảo vệ tương đối; và dù có tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có thể mắc Covid-19, bởi vậy không nên chủ quan mà cần phải tuân thủ nghiêm các biện pháp 5K.
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, TP vừa được Bộ Y tế phân bổ hơn 1 triệu liều vaccine Pfizer (hơn 500.000 liều) và vaccine AstraZeneca và khả năng TP.HCM sẽ tiêm Pfizer mũi 2 cho người đã tiêm Moderna mũi 1.
Bác sĩ Tú Dung trần tình về cơn sốt Vaccine Moderna
TP.HCM đang nỗ lực tìm kiếm vaccine Moderna
Về vấn đề nêu trên, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho hay hiện các loại vaccine được phân bổ đơn vị đã triển khai tiêm chủng cho người dân. Ngoài sự phân bổ từ Bộ Y tế, TP.HCM cũng đang nỗ lực tìm kiếm nguồn vaccine để sớm tiêm cho người dân một cách nhanh nhất.
Trong nỗ lực tìm kiếm vaccine đảm bảo chất lượng về cho người dân, khoảng từ tháng 6-2021 UBND TP.HCM đã có đề xuất mua 5 triệu liều vaccine Moderna. Tuy nhiên quá trình triển khai gặp một số vướng mắc trong điều kiện hợp đồng nên đến nay việc nhập khẩu 5 triệu liều vaccine này vẫn chưa được thực hiện.
Theo báo cáo, nếu hợp đồng được ký kết, có thể lịch giao vaccine Moderna dự kiến vào quý 4-2021 hoặc quý 1-2022.
Ngoài ra, UBND TP tiếp tục làm việc với các đơn vị liên quan yêu cầu Moderna đảm bảo số lượng cung ứng tối thiểu 2 triệu liều giao trong tháng 10-2021; đồng thời tiếp tục đàm phán để mua ít nhất 10 triệu liều vaccine tăng cường (tiêm mũi 2) và giao trong đầu quý 2-2022.
Có thể trì hoãn tiêm vaccine Moderna mũi 2 tới 12 tuần
Theo WHO, vaccine Moderna được khuyến cáo ưu tiên tiêm cho những người mắc các bệnh đi kèm (bệnh nền) gồm phổi mãn tính, tim, béo phì nặng, đái tháo đường, gan và nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV. Những người này được đánh giá tăng nguy cơ mắc Covid-19 nặng.
Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) của WHO cũng đưa ra khuyến cáo sử dụng vaccine Moderna theo lịch tiêm 2 liều cách nhau 28 ngày, nếu cần khoảng cách giữa các liều có thể kéo dài tới 42 ngày.
Đặc biệt ở một số nước có tỉ lệ mắc Covid-19 cao và thiếu hụt trầm trọng cung ứng vaccine có thể cân nhắc trì hoãn liều 2 tới 12 tuần để sớm đạt tỉ lệ bao phủ tiêm mũi 1 ở các nhóm ưu tiên.
Những ai ở TP.HCM được tiêm vaccine Covid-19 mũi 2?
Theo Sở Y tế TP.HCM, nguyên tắc triển khai của thành phố là tiếp tục tiêm mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi sinh sống trên địa bàn thành phố chưa được tiêm để đảm bảo độ bao phủ vaccine. Mũi 2 được tiêm cho những người đã được tiêm mũi 1 khi đủ thời gian theo từng loại vaccine. Cụ thể:
- Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca trong khoảng thời gian từ ngày 20/6 – 15/7/2021 (8-12 tuần). Tiếp tục tiêm mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi sinh sống trên địa bàn thành phố.
- Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Covid-19 Moderna trong khoảng thời gian từ ngày 1/8 – 15/8/2021 (4 tuần).
- Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Covid-19 Pfizer trong khoảng thời gian từ ngày 11/8 – 25/8/2021 (3 tuần).
- Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Covid-19 Vero Cell trong khoảng thời gian từ ngày 13/8 – 25/8/2021 (3-4 tuần).
Quy định mới về việc phân bổ vaccine mũi 2 trong cuộc họp trực tuyến của SYT và HCDC
Kể từ 2/9, người tiêm mũi 1 sẽ dùng vaccine Sinopharm, người tiêm mũi 2 được quy định như sau:
- Tạm thời chưa có vaccine Moderna, khả năng sẽ dùng Pfizer để tiêm mũi 2 cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna hay Pfizer.
- Vaccine AstraZeneca chỉ tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1 đủ 8-12 tuần, không tiêm cho người chưa đủ 8 tuần.
- Ưu tiên vaccine Moderna hay Pfizer cho người già và người có bệnh nền, quyết liệt xử lý sai phạm nếu dùng sai đối tượng ưu tiên.
- Không dùng vaccine Sinopharm cho người trên 65 tuổi. Triển khai tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi còn lại bằng số lượng vaccine AstraZeneca đã cấp.
Thống kê các tỉ lệ đáp ứng và phản ứng sau tiêm các loại vaccine Covid-19
Tỷ lệ người đã tiêm 2 mũi sau 21 ngày mà vẫn mắc Covid-19 | Tỷ lệ người phải vào viện sau 21 ngày đã tiêm 2 mũi | Tỷ lệ tử vong 21 ngày sau khi đã tiêm 2 mũi | |
AstraZeneca | 0,008% | 0,005% | 0,001% |
Moderna | 0,042% | 0,011% | 0,001% |
Pfizer | 0,086% | 0,019% | 0,004% |
Sinopharm | 0,182% | 0,027% | 0,004% |
SputnikV | 0,052% | 0,008% | 0% |
Janssen | 0,006% (1 mũi) | 0,006% (1 mũi) | 0% |
Trong đó, hiệu quả của vaccine sau tiêm mũi 1 và mũi 2 được thống kê như sau:
3 tuần sau khi tiêm mũi 1
- 0,2 % vẫn bị mắc bệnh
- 0,05 % phải vào bệnh viện
- 0,012 % tử vong vì Covid-19
3 tuần sau khi tiêm mũi 2
- 0,086 % vẫn bị mắc bệnh
- 0,013 % phải vào bệnh viện
- 0,003 % tử vong vì Covid-19
Chưa ghi nhận người nào dưới 40 tuổi tử vong sau 3 tuần tiêm vaccine Coivd-19 mũi thứ hai.