Trong 2 ngày, 27 – 28/11/2021, hội nghị khoa học Tai Mũi Họng & Phẫu thuật Đầu cổ toàn quốc lần thứ XXIV (hội nghị VSORL 2021) được diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.
Thật vinh dự, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Tổng Giám đốc Bệnh viện JW tham gia diễn thuyết với hai chuyên đề nổi bật: “Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật hàm móm không cần niềng” và “Kỹ thuật tạo hình đầu mũi trong tái phẫu thuật mũi”.
Hội nghị VSORL năm 2021
Hội nghị Khoa học Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu cổ Toàn quốc lần thứ XXIV & Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Việt Nam lần thứ V. Đây là Hội nghị khoa học chuyên ngành Y tế được tổ chức hàng năm. Nhằm cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm trong chăm sóc và khám chữa bệnh cho các bác sĩ trong chuyên ngành Tai Mũi Họng và các chuyên ngành liên quan.
Tại hội nghị VSORL trực tuyến năm nay, đã thu hút hơn 1000 Đại biểu tham dự, hơn 100 Báo Cáo Viên & Chủ Tọa là các chuyên gia hàng đầu. Trong đó, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung vinh dự được mời báo cáo 2 chuyên đề Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật hàm móm không cần niềng và Kỹ thuật tạo hình đầu mũi trong tái phẫu thuật mũi.
Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật hàm móm không cần niềng
Hàm móm là tình trạng được hình thành bởi cấu trúc xương hàm phát triển quá mức. Hàm dưới đưa về phía trước khiến khớp cắn không được đồng nhất gây nên tình trạng móm. Hàm móm ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai, giọng nói và thẩm mỹ gương mặt.
Tại hội nghị VSORL trực tuyến, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung chia sẻ phương pháp phẫu thuật hàm BSSO và Lefort I. Phẫu thuật một lần không cần niềng răng. Các bệnh nhân có thể sở hữu gương mặt hài hòa, đạt được về thẩm mỹ và cả chức năng.
Phương pháp này đã được ứng dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt của Bệnh viện JW từ năm 2016. Hỗ trợ cho hơn 500 bệnh nhân có khiếm khuyết xương hàm trong các chương trình thiện nguyện hằng năm từ 2016 – 2020.
Kỹ thuật tạo hình đầu mũi trong tái phẫu thuật mũi
Trong chuyên đề này, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung sẽ chia sẻ Kỹ thuật tạo hình đầu mũi trong tái phẫu thuật mũi.
Từ năm 2012 đến nay, kỹ thuật nâng mũi cấu trúc S Line ngày càng phổ biến. Xu hướng nâng mũi can thiệp sâu vào cấu trúc vách ngăn. Sử dụng sụn vách ngăn, sụn vành tai, sụn sườn. Ngoài ra, có thể dùng vật liệu nhân tạo thay thế để tạo hình đầu mũi.
Với các tình trạng tai biến khi phẫu thuật mũi như: mũi co rút, thủng đầu mũi, nghiêng vẹo trụ mũi. Trong đó, một trong những biến chứng nặng nề nhất là sự co rút đầu mũi, gây biến dạng.
Tại Bệnh viện JW, tỉ lệ nâng mũi tái phẫu thuật chiếm khoảng hơn 65%. Trong đó, hơn 1000 trường hợp tái phẫu thuật trong suốt 4 năm vừa qua từ 2017 đến 2020.
Đây là kỳ thứ 23, hội nghị khoa học Tai mũi họng & Phẫu thuật đầu cổ toàn quốc được tổ chức. Cập nhật nhiều vấn đề mới, những thành tựu và thách thức trong lĩnh vực Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ. Với nhiều báo cáo khoa học của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.
Thật vinh dự, Bác sĩ Tú Dung được mời báo cáo trong 2 năm liên tiếp tại hội nghị VSORL
Vào hội nghị VSORL năm trước, Bác sĩ Tú Dung đã tham gia báo cáo trực tiếp và có bài báo cáo thành công về hai chuyên đề nổi bật Phẫu thuật hàm mặt và Hội chứng MRS.
Trong chuyên đề Phẫu thuật hàm mặt năm 2020, Bác sĩ Tú Dung đã gây kinh ngạc khi giới thiệu về Hội chứng Melkersson Rosenthal Syndrome (MRS) đầu tiên tại Việt Nam và Phương pháp tiếp cận phẫu thuật trước chỉnh nha (SFA).
Khi hình ảnh về trường hợp căn bệnh của anh Mến được công bố. Các đại biểu tham dự đã thật sự ngỡ ngàng vì một trường hợp quá đặc biệt.
Năm nay do tình hình dịch căng thẳng, hội nghị VSORL chỉ được tổ chức báo cáo trực tuyến. Nhưng đây vẫn là một dịp quý giá để các các chuyên gia, bác sĩ, giáo sư,… cùng cập nhật, trao đổi các kiến thức chuyên môn