Bác sĩ Tú Dung chuẩn bị cho ra mắt sách “Nghèo là vốn liếng”

 Sắp tới đây, một tác phẩm vô cùng đặc biệt có tên “Nghèo là Vốn Liếng” sẽ chính thức ra mắt. Đây là cuốn sách do chính Bác sĩ Tú Dung đích thân chắp bút. Kể về hành trình chinh phục giấc mơ bằng kiên trì, đam mê, tử tế. Để thấy rằng nghèo không phải là rào cản, mà là động lực để bước đến thành công.

Nghèo là vốn liếng – tác phẩm truyền động lực vô hạn

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Tổng giám đốc Bệnh viện JW vốn được biết đến là một bác sĩ tạo hình thẩm mỹ giàu kinh nghiệm, với nhiều thành tựu y khoa trong và ngoài nước. Đặc biệt trong lĩnh vực tái tạo gương mặt cho nhiều bệnh nhân biến dạng. Nhưng ít ai biết rằng trước khi đạt được thành công như bây giờ. Ông cũng đã trải qua những khó khăn và gian truân trong tuổi thơ.

Sinh ra đầu những năm 70 tại Quảng Nam – Đà Nẵng. Bác sĩ Tú Dung đã trải qua đủ những khổ cực ở một làng quê nghèo ở Miền Trung. Gặp phải những thách thức khó khăn trong thời kỳ bao cấp. Với một gia đình có 8 anh chị em, với bố mẹ là giáo viên. Việc học luôn là ưu tiên hàng đầu mặc dù tình hình kinh tế gia đình rất khó khăn.

Xuất phát điểm của ông có thể nói cũng “bình thường” như bao người, thậm chí là khổ cực hơn rất nhiều. Nhưng ông không lấy đó làm cái cớ hay để số phận áp đặt cuộc sống mình. Mà không ngừng “Kiên trì, đam mê, tử tế” để đạt được những thành công như hôm nay.

Đó cũng chính là thông điệp được bác sĩ Tú Dung truyền tải xuyên suốt cuốn sách “Nghèo là vốn liếng”.

Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, Bác sĩ Tú Dung đã trải qua những khó khăn tưởng chừng như đã gục ngã

Mỗi trang sách đều là một cánh cửa mở ra một thế giới mới. Một thế giới mà nghèo không phải là sự thiếu thốn mà là một nguồn động lực và sức mạnh. Bạn sẽ được đắm chìm trong những câu chuyện và bài học sâu sắc của Bác sĩ Tú Dung. Về sự cố gắng, vượt qua khó khăn, và ý nghĩa thực sự của sự giàu có.

“Nghèo là vốn liếng” do chính Bác sĩ Tú Dung đích thân chắp bút

Với lối viết tinh tế và lôi cuốn, Bác sĩ Tú Dung đã tạo ra một tác phẩm đầy ấn tượng. Không chỉ để đọc mà còn để trải nghiệm sự đẹp của ngôn từ. Những cung bậc cảm xúc mà quyển sách mang lại.

“Nghèo là vốn liếng” gồm có 7 chương. Mỗi chương sẽ bạn hiểu rõ và cách nhìn nhận chữ “nghèo” một cách  sâu sắc hơn.

Chương 1: Học trò nghèo Xứ Quảng và giấc mơ bác sĩ

Ông sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam – Đà Nẵng đã trải qua những nỗi đau của đói nghèo ở Miền Trung. Vào thời kỳ bao cấp, người ta luôn coi trọng cái giàu chê bai những người nghèo. Bỏ mặc họ chết đói, chết khát, bệnh tật không một ai quan tâm.

Từ đó, Bác sĩ Tú Dung quyết tâm phải học hành để thoát khỏi cái thời bao cấp thế này. Ông luôn nhớ lời dạy của bố: ” Sau này trở thành 1 bác sĩ giỏi để cứu người, giúp đời và được xã hội tôn trọng”. Cuối cùng sau bao cố gắng của mình từng ngày, cậu học trò nghèo xứ Quảng cũng đã chạm đến giấc mơ bác sĩ.

Bác sĩ Tú Dung sinh ra ở một vùng quê nghèo, nhưng ông đã cố gắng học tập và theo đuổi con đường bác sĩ của chính mình

Chương 2: Từ bác sĩ thực tập không lương đến bác sĩ phẫu thuật

Để có được trái ngọt, ai mà không trải qua những khó khăn trong cuộc sống. Bác sĩ Tú Dung phải đi thực tập không lương ở các bệnh viện công. Để rồi từ những khó khăn thuở mới vào nghề, ông đã từng bước chạm đến vị trí bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa chính hằng mơ ước.

Theo đuổi giấc mơ “blouse trắng” không phải là một hành trình dễ dàng. Đôi khi chỉ cần được vào phòng phẫu thuật. Dược cầm dao phụ mổ, thậm chí là bác sĩ thực tập “không công” cũng là niềm hạnh phúc. 

Chương 3: Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Ngã rẽ định mệnh

Bắt đầu với vị trí là một bác sĩ ngoại khoa tổng quát. Bác sĩ Tú Dung lại đột ngột chuyển hướng sang lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ với đầy lời gièm pha. MỖI người đều có một giấc mơ riêng. Và giấc mơ của ông chính là tìm lại nụ cười trên những gương mặt khiếm khuyết ấy.

Chúng ta đều có một ước mơ, hãy kiên trì theo đuổi. Dù có thất bại thì cũng cảm thấy hạnh phúc vì những gì mình đã chọn

Chương 4: Số phận và vận mệnh

Mỗi người khi sinh ra đều mang theo một số phận và vận mệnh riêng biệt. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng phải chấp nhận số phận một cách mù quáng. Thực tế, có những người đã chứng minh rằng họ có thể thay đổi cả định mệnh của mình. Dù ban đầu họ có số phận của họ đã được an bài.

Chìa khóa để thay đổi số phận nằm ở sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng. Cùng với sự kiên nhẫn và kiên định, mỗi người đều có thể tạo ra những điều kỳ diệu. Và phẫu thuật thẩm mỹ cũng đã thay đổi số phận của hàng nghìn bệnh nhân khiếm khuyết như thế.

Chương 5: Mến sự thách thức của y học

Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ đơn thuần là việc làm đẹp cho mọi người. Mà còn là chữa lành ngoại hình, xoa dịu tâm hồn, và thay đổi cuộc sống bệnh nhân khiếm khuyết ngoại hình.

Trường hợp của bệnh nhân Lê Văn Mến là một ví dụ điển hình. Lần đầu tiên hội chứng MRS có mặt tại Việt Nam với muôn vàn thách thức cho cả bác sĩ và bệnh nhân.

Đây sẽ là câu chuyện kể lại hành trình bác sĩ Tú Dung đã vượt mọi khó khăn tìm lại cuộc sống cho anh Mến.

“Sửa lỗi tạo hóa” có lẽ là con đường mà bác sĩ Tú Dung đã chọn đúng đắn nhất đến ngày hôm nay khi đã quyết định bỏ ngoài tai những lời nói không hay về mình

Chương 6: Sài Gòn trong Đại dịch Covid-19 

Đây có lẽ là câu chuyện khiến bao nhiêu người không bao giờ quên được. Một cuộc chiến cam go và khốc liệt mà chúng ta sẽ nhớ mãi trong cuộc đời này. Tất cả chúng ta đều là những chiến binh thầm lặng. Lao mình vào cuộc chiến với mong muốn góp một phần nhỏ nhoi, cùng người dân Sài Gòn vượt qua đại dịch.

Bác sĩ Tú Dung cùng Bệnh viện JW cũng thế. Đây chính là một chương hồi ký đầy đau thương của Sài Gòn, nhưng cũng lắm ấm áp của tình người.

Chương 7: Vĩ thanh 

Hãy tin rằng, trong cuộc sống mỗi người sẽ  trải qua những thử thách. Gặp phải những khó khăn và vượt qua những sóng gió, những vực sâu. Một chương dài nhưng gồm những bài học ngắn để thấm sâu trong trái tim mỗi người. Những bài học cực kỳ quý giá để chạm đến “thành công” trong cuộc sống.

“Cuộc đời là biển lớn ai không bơi sẽ chìm”

Kết luận

“Nghèo là Vốn Liếng” chắc chắn sẽ là một nguồn cảm hứng lớn cho những ai đang cảm thấy bất định, cảm thấy mông lung và sợ thất bại. Hãy sẵn sàng cho một cuộc hành trình thú vị và ý nghĩa với cuốn sách này nhé. Điều đặc biệt ở đây chính là 100% lợi nhuận bán sách được đóng góp vào dự án “ Nuôi em đến trường”.

“Nuôi em đến trường” là một dự án nhân ái do chính bác sĩ Tú Dung và Bệnh viện JW thành lập nhằm giúp đỡ những trẻ em nghèo vùng núi khó khăn. Đặc biệt là hỗ trợ các bạn sinh viên y khoa trên hành trình theo đuổi giấc mơ blouse trắng.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc