Trong ca đại phẫu cho bệnh nhân Lê Quang Khanh lần này có quá nhiều nguy hiểm và thách thức. Nỗi lo và sự trăn trở lần này lớn hơn hẳn những lần trước. Bác sĩ Tú Dung lẫn bệnh nhân như phải đối diện với ranh giới sinh tử.
Hình chụp CT của bệnh nhân Lê Quang Khanh
Diễn biến khối u tăng trưởng ngày càng nhanh và phức tạp
Bác sĩ Tú Dung thăm khám cho nam bệnh nhân
Cứ vài ngày chú Khanh đến Bệnh viện JW thăm khám thì thấy khối u không ngừng phát triển to ra. Khối u ban đầu có kích thước lớn 23x50cm nhưng hiện tại đã phình ra. Được ví von như quả boom nổ chậm vì khối u căng cứng, nóng, vùng da nứt thịt, động mạch đập quá mạnh, xuất huyết bên trong và có dấu hiệu hoại tử… Chú Khanh luôn được ekip y bác sĩ Bệnh viện JW theo sát tối đa thời gian. Thời điểm khối u của chú Khanh vỡ sẽ đến rất nhanh, nhưng vẫn chưa dự tính chính xác là lúc nào. Nên việc bám sát tình trạng bệnh của chú là điều tối quan trọng để bảo toàn tính mạng cho chú. Phần thịt hoại tử có dấu hiệu lỡ loét nhiều hơn nếu bị vỡ không có bác sĩ cấp cứu kịp thời sẽ tử vong ngay lập tức.
Chú Khanh đi xét nghiệm
Còn lối đi nào tìm lại hy vọng cho người bệnh nhân xấu số?
Thoạt nhìn thì có thể thấy gương mặt chú Khanh không quá biến dạng, chỉ duy khối u của chú thuộc kích cỡ quá phì đại, nên rất dễ thu hút ánh nhìn. Theo lẽ thường thì nhiều người sẽ nghĩ là chỉ cần cắt bỏ khối u là giải quyết xong mọi chuyện. Nhưng sự thật thì sẽ không đơn giản như thế vì phần xương hàm bên trái của chú Khanh gần như đã bị tiêu hủy toàn bộ, phần xương hàm còn lại cũng có dấu hiệu bị hủy dần. Bản thân chú Khanh cũng mắc phải nhiều bệnh nền như quá khứ đã từng bị lao phổi, hiện tại đang bị tiểu đường, do khối u nặng và trì nên chú còn bị thoái hóa cột sống cổ.
Trường hợp của chú Khanh không đơn giản như mọi người nghĩ
Cái khó của ca phẫu thuật lần làn này làm thế nào để bảo vệ mạng sống bệnh nhân lên mức tối đa, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng đủ khiến người bệnh mất mạng. Dự đoán rằng khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ mất một lượng lớn máu đáng kể, ước lượng tầm 1 lít máu. Bệnh viện JW hiện cũng không số lượng máu để cung cấp cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Dự tính sẽ cần nhận viện trợ máu từ các bệnh viện khác cũng như từ ngân hàng máu. Chưa kể do khối u phì đại nên vấn đề gây mê cho bệnh nhân cũng là vấn đề làm cho bác sĩ đau đầu không thôi. Thời gian gây mê chắc chắn sẽ rất dài ước tính cần 10 tiếng đồng hồ nên bác sĩ cũng cần tính toán lại phương pháp hợp lí nhất.
Bác sĩ Tú Dung đang bí lối cứu chữa
Đây là trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc” nan giải nhất từ trước đến giờ mà Bác sĩ Tú Dung cũng như ekip thực hiện mổ đang đối mặt. Chỉ dựa vào 15 kết quả xét nghiệm trong 48 giờ đồng hồ ròng rã đi khắp Sài Gòn kiểm tra cũng không thể giúp Bác sĩ Tú Dung có nhận định chính xác đây là căn bệnh gì. Việc không thể xác định rõ căn bệnh làm cho tất cả mọi người trong ekip rất hoang mang. Lúc này Bác sĩ Tú Dung lập tức liên hệ với các chuyên gia hàng đầu trong nước và ngoài nước của nhiều chuyên khoa khác nhau. Trong đó có PGS.TS Phillip Trần- một người bạn đồng hành trong căn bệnh anh Mến sẽ đến Bệnh viện JW, để cùng nhau tìm ra chính xác căn nguyên căn bệnh này và hướng điều trị phù hợp nhất.