Trong xã hội loài người, nghề y là một nghề có một đặc điểm riêng và luôn nhận được sự tôn trọng từ mọi người. Trong tất cả, nghề bác sĩ thẩm mỹ tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại tạo sự chú ý. Tuy là một ngành nghề cao đẹp trong xã hội mới nhưng vẫn còn bị nhiều người nhìn nhận không hay. Nhưng bỏ mặc định kiến, những người bác sĩ thẩm mỹ vẫn sống với tôn chỉ “lo cái lo của người, vui cái vui của người.
Nghề luôn có những nỗi lòng thầm kín
Nỗi lòng của người bác sĩ thẩm mỹ
Ngành nghề sinh sau nhưng nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội
Khác với những ngành nghề khác, đại đa số thao tác đều thực hiện trực tiếp trên cơ thể người. Bao gồm cả việc phẫu thuật thẩm mỹ cũng là tác động “dao kéo” lên cơ thể người. Dù là ngành nghề nào cũng sẽ xảy ra rủi ro nghề nghiệp, và tất nhiên, những rủi ro trên cơ thể người là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong tâm tưởng truyền thống, đối với một người đứng trước tình trạng “thập tử nhất sinh”, việc bác sĩ cần làm là giữ lại mạng sống của họ. Khi thực hiện thành công thì vị bác sĩ được ca tụng nhưng nhỡ trong quá trình cứu chữa không may mắn. Người bệnh nhân không qua khỏi, âu đó cũng là mệnh trời, những người còn sống cũng thầm tri ân người bác sĩ đã cứu chữa hết mình. Thực tế thì, bác sĩ thẩm mỹ luôn có sự phân biệt so với bác sĩ đa khoa. Dù cho bác sĩ nào cũng là bác sĩ, cũng vào nghề bằng cả tài năng và y đức.
Ngành nghề nhân văn đem lại nhiều tia hy vọng sống
Phẫu thuật thẩm mỹ cũng giống như một môn nghệ thuật, và bác sĩ thẩm mỹ như một nghệ nhân. Người nghệ nhân không chỉ cần có năng lực, mà còn phải có tâm và gu thẩm mỹ. Mỗi nhan sắc mới không đơn thuần là thành công của một ca mổ. Mà còn là viết tiếp một trang mới cho cả một cuộc đời, một số phận, một ước mơ. Trách nhiệm của một bác sĩ thẩm mỹ là đem lại vẻ đẹp, vóc dáng phù hợp với khách hàng. Sự phù hợp này bắt nguồn từ mong muốn của vị khách hàng, và đảm bảo an toàn sức khoẻ sau này.
Trách nhiệm của một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ là mang lại vẻ đẹp mới mẻ, phù hợp với vóc dáng và mong muốn cho từng người. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cố gắng hết sức để mang đến hiệu quả cho khách hàng cũng như tính bền đẹp sau này. Mỗi người bác sĩ luôn giữ vững y đức để vẹn toàn cốt cách. Nhất quyết không được để những phù phiếm đời thường che mắt. Vậy nên, bác sĩ đa khoa hay bác sĩ thẩm mỹ cũng là bác sĩ. Cũng cần có sự yêu quý và kính trọng như nhau.
Các tố chất để trở thành bác sĩ giỏi
Một bác sĩ giỏi luôn hội tụ đủ những yếu tố quan trọng
Phải hội tụ những yếu tố sau đây để trở thành người bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thành công:
Sự kiên trì, nhẫn nại: Quá trình thường sẽ cần 9 – 10 năm để trở thành bác sĩ. Việc đó đòi hỏi cần phải có tính kiên trì thì mới có đầy đủ kinh nghiệm để hành nghề. Đây là yếu tố quyết định để giữ tinh thần thép trong lúc cứu chữa bệnh nhân.
Sự can đảm: Bạn sẽ không thể tiếp tục con đường này nếu không có sự can đảm. Vì bạn thường xuyên tiếp xúc với máu và các bộ phận cơ quan cơ thể.
Lòng nhân đạo, tình người: Là đức tính cơ bản của người làm ngành y nói chung. Họ luôn biết cách thấu cảm nỗi tự ti của khách hàng và giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Dìu dắt khách hàng đi qua các nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Để đi đến một Nhan sắc mới – Khởi đầu mới.
Cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực: Dù là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ thẩm mỹ thì cũng đều liên quan đến mạng sống bệnh nhân. Vì thế vị bác sĩ giỏi cần phải đảm bảo tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực. Để mang lại kết quả mãn nhãn và không gây bất kì hậu quả nào về sau.
Đôi bàn tay khéo léo: Vì tính chất công việc liên quan đến cơ quan trong cơ thể con người. Vì thế, họ cần có đôi bàn tay khéo léo để giúp khách hàng phẫu thuật cứu chữa những người chưa may mắn trong nhan sắc.