Mỗi năm cứ đến ngày 27/2, lại có nhiều bài viết về ngành y, bác sĩ. Thậm chí rất nhiều bài viết về bỏ nghề, lương thấp khi làm ngành Y. Điều này không sai, nhưng liệu có đang làm giới trẻ “sợ hãi” và “chùn bước” trước những nhận định 1 góc về ngành Y.
Ngành Y, nghề bác sĩ trong quan niệm xưa – nay
Nghề Y – Nghề đặc biệt và cao quý
Mấy hôm nay, báo đài liên tục đưa tin về việc hàng loạt các bác sĩ Hàn Quốc đình công,.. Ngành Y Hàn Quốc rối loạn vì gần 9.000 bác sĩ đồng loạt xin nghỉ. Khiến bệnh viện lớn hỗn loạn và phải hủy hàng loạt ca phẫu thuật,…
Những đề tài về ngành Y, bác sĩ trước giờ vẫn luôn báo đài, truyền hình, nhà làm phim lựa chọn để đưa đến khán giả, công chúng bằng nhiều cách khác nhau.
Không ít những tác phẩm phim truyền hình ăn khách là các bộ phim về đề tài ngành Y, bác sĩ, chẳng hạn như: Bác sĩ Xứ Lạ (Hàn Quốc, 2014); Hậu Duệ Mặt Trời (Hàn Quốc, 2016), Bác sĩ Hạnh Phúc ( Việt Nam, 2023),…
Nói chung, điều này chứng minh ngành Y, nghề bác sĩ rất được công chúng quan tâm. Được xã hội trân trọng, tôn vinh.
Hơn ai khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn đánh giá cao vai trò, nhiệm vụ của Ngành Y. Trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân. Cách đây 69 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời nhắn nhủ thân thương: “ Lương y phải như từ mẫu”.
Bác Hồ nhấn mạnh y đức của người thầy thuốc đó là: “ Thương yêu người bệnh – người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang”.
Bệnh viện JW luôn tận tâm và trách nhiệm trong công cuộc chăm sóc sức khỏe- sắc đẹp cho khách hàng
Ngành Y dốc lực cho cuộc chiến Đại dịch Covid-19
Năm 2021, toàn bộ lực lượng y tế dốc toàn lực cho cuộc chiến Đại dịch Covid-19 lớn nhất lịch sử. Nếu như trong các cuộc kháng chiến chống dịch ngoại xâm. Lực lượng quân đội là những người anh hùng đứng đầu ngọn súng. Thì trong cuộc chiến đại dịch Covid-19, lực lượng bác sĩ, nhân viên y tế chính là những anh hùng chiến đấu với “thần chết” để giành lấy sự sống cho người dân.
Nhưng phải chăng cũng chính đại dịch Covid-19, đã bào mòn sức khỏe và trái tim nhiệt huyết của anh hùng áo trắng? Sau đại dịch Covid-19, Chỉ hơn 1 năm, đã có hơn 10.000 nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc.
Nếu trước đây, cha mẹ thường khuyên bảo con cái theo đuổi Y khoa. Bởi lẽ ông bà ta có câu “ Nhất y nhì dược tạm được bách khoa”. Thì giờ đây, nhiều bạn trẻ không khỏi “chùn bước” khi ngày càng có nhiều tin tiêu cực về ngành Y. Đại loại như: “Lương thấp, áp lực lớn”. “ Ngành Y học dài, thời gian làm việc không bình thường, áp lực công việc lớn”. “ Nghề y – nghề nguy hiểm”,..
Vì sao một ngành Y danh giá. Là ước mơ của biết bao gia đình giờ đây lại trở thành nỗi ám ảnh với 1 số bạn trẻ. Là do thế hệ trẻ không chịu được áp lực cao hay do chính sách đãi ngộ chưa xứng đáng. Hay do có quá nhiều tin tiêu cực về nó…
Bệnh viện JW góp sức vì cộng đồng
Hào quang Ngành Y – Những áp lực không phải ai cũng chịu được
Nghành Y – Con đường vốn không dễ dàng
Khi lựa chọn trở thành sinh viên Y khoa, trở thành những bác sĩ, điều dưỡng tương lai. Thì ắt hẳn các bạn cũng lường trước được những thách thức và áp lực khi lựa chọn con đường này.
Ngành Y là một ngành đặc thù. Chỉ giỏi chuyên môn thôi chưa đủ, người hành nghề Y phải có sự hiểu biết về tâm lý. Ngòai ra, cần có trái tim ấm áp, cảm thông, chia sẻ với bệnh nhân và người thân. Đặc biệt là khả năng chịu áp lực cao.
Thay vì lo lắng về những áp lực trong ngành Y. Hãy có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn với nghề Y. Những khó khăn của ngành Y hiện tại là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên nếu có ai đó đang dự định từ bỏ nghề Y hãy suy nghĩ về lý do ban đầu “tại sao chọn Trường Y”.
Tiến sĩ, Bác sĩ Tú Dung – vị bác sĩ vươn lên nghèo khó, vượt qua khó khăn, thách thức để chinh phục con đường y khoa.
Con đường chinh phục hào quang Ngành Y
Con đường chinh phục hào quang rực rỡ của Ngành Y vốn cũng không dành cho người dễ nản lòng và bỏ cuộc.
Có lẽ, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Tổng Giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc là người rõ ràng nhất những khổ cực này hơn bất kỳ ai. Ông vốn sinh ra ở một làng quê nghèo ở miền Trung. Nơi không đủ ăn và cũng chẳng dễ để theo đuổi con đường học tập.
Nhưng ông không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay xuất thân của mình mà để định mệnh an bày số phận. Bác sĩ Tú Dung đã xem sự nghèo khó, thách thức, áp lực là động lực. Giúp ông từng bước chinh phục giấc mơ blouse trắng.
Để rồi sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y dược TP.HCM. Ông tiếp tục dấn thân vào con đường Y khoa đầy chông gai. Ông sẵn sàng làm bác sĩ thực tập không lương cho nhiều bệnh viện. Cũng nhờ sức bền, tính cách ngoan cường không ngại khó ấy. Ông đã nổi bật hơn với bạn bè đồng trang lứa khi từng công tác tại nhiều bệnh viện đa khoa, bệnh viện công. Thậm chí là bệnh viện quốc tế.
Hơn 20 năm, không thể đếm được số ca mổ tái tạo gương mặt biến dạng mà bác sĩ Tú Dung đã thực hiện thành công
Bác sĩ Tú Dung – Người truyền lửa cho thế hệ Bác sĩ trẻ
Cho đến ngày hôm nay, khi theo đuổi ngành Tạo hình thẩm mỹ điều trị. Ông luôn miệt mài cứu chữa miễn phí những ca khiếm khuyết hàm mặt. Hay dị dạng khối u khó khăn nhất. Bác sĩ Tú Dung sẵn lòng đón nhận điều trị miễn phí cho những bệnh nhân bệnh lý hiếm gặp, bị các cơ sở khác từ chối. Hay cho dù bệnh nhân chỉ còn 1% sống sót. Ông cũng quyết tâm mang bệnh nhân hồi sinh trở lại. Thoát khỏi ranh giới sinh tử.
Nhân ngày Thầy thuốc Nhân dân Việt Nam, bác sĩ Tú Dung vinh dự nhận giải thưởng “Vì sức khỏe nhân dân” từ Bộ Y tế
Và khi đã thành công với hàng loạt những thành tựu danh giá như huân chương lao động hạng 3. Huy chương Bạc giải Á quân Hiệp hội Nội khoa Hòa Kỳ ACOI. Cúp vàng Thành tựu Y khoa Việt Nam. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế. Hay mới đây là giải thưởng “Vì sức khỏe nhân dân”,… Bác sĩ Tú Dung vẫn tiếp tục truyền lửa đến thế hệ bác sĩ trẻ. Ông đã nuôi 6 sinh viên Y khoa suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường thuộc Quỹ học bổng Vừ A Dính. Trao học bổng “Nâng bước Thủ khoa” hàng năm cho các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Không có vinh quang nào không phải trải qua khổ luyện
“ Mỗi giải thưởng là 1 cột mốc đánh dấu hành trình theo đuổi sự nghiệp y khoa, nhưng có lẽ đối với tôi giải thưởng danh giá nhất chính là sự tín nhiệm và yêu thương của bệnh nhân. Thật vậy, sự khỏe mạnh và hạnh phúc của bệnh nhân chính là giá trị hạnh phúc nhất của đời người bác sĩ.” – Bác sĩ Tú Dung chia sẻ,
Không có con đường thành công nào là đường thẳng
Không có vinh quang nào mà không trả giá và hy sinh
Nhưng cũng đừng vì vậy mà từ bỏ ước mơ và ước nguyện ban đầu
Hãy vững tin, kiên trì với con đường đã chọn, rồi bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.