Bạn đã từng bị ê buốt răng? Vấn đề này thường xảy ra do nhiệt độ nóng hoặc lạnh, thức ăn và đồ uống ngọt hoặc chua, và các lỗ sâu hoặc vết trám sâu. Tuy nhiên, khi niềng răng vẫn có thể xảy ra tình trạng ê buốt răng. Hãy cùng khám phá về tình trạng răng ê buốt khi niềng răng và cách điều trị tại nhà qua bài viết dưới đây!
Tổng quan
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp điều trị chỉnh nha bằng hệ thống dụng cụ chuyên dụng. Có thể kể đến như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng,.. Những ứng dụng phổ biến nhất của chúng là điều chỉnh răng bị lệch lạc (khấp khểnh) hoặc “khớp cắn” xấu. Phương pháp này giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa. Các khí cụ này có tính chất chuyên dụng. Giúp mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.
Niềng răng là việc dịch chuyển răng về đúng vị trí bằng các khí cụ chuyên dụng
Ê buốt răng là gì?
Nếu bạn có cảm giác đau nhói, buốt ở răng khi cắn một cây kem, nhấp một ngụm đồ uống có đá hoặc húp một ngụm súp nóng. Đây là biểu hiện của tình trạng ê buốt răng.
Răng nhạy cảm là một phản ứng quá mức đối với các kích thích như thức ăn và đồ uống nóng, lạnh, ngọt hoặc có tính axit, tiếp xúc với không khí lạnh. Và thậm chí là đánh răng.
Tình trạng ê buốt thường gặp khi ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng
Các triệu chứng ê buốt có thể từ đau nhức nhẹ đến khó chịu đáng kể. Cơn đau có thể đến rồi đi, và có thể nặng hơn trong một số trường hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến bạn bị ê buốt, bạn có thể cảm thấy đau buốt nhiều răng.
Niềng răng có gây ê buốt răng không?
Niềng răng được xem là một trong những nguyên nhân có thể gây ra sự nhạy cảm cho răng của bạn. Là một bệnh nhân chỉnh nha, việc điều chỉnh theo lịch trình thường xuyên có thể khiến răng thay đổi vị trí. Khiến chúng nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị đau và khó chịu hơn. May mắn thay, loại nhạy cảm này chỉ kéo dài một hoặc hai ngày và có thể dễ dàng điều trị. Khi răng của bạn đã quen với việc niềng răng, bạn có thể sẽ quen dần với cảm giác này.
Mặc dù, tình trạng này chỉ là tạm thời. Những nếu răng của bạn vẫn cảm thấy ê buốt đáng kể sau một tuần, khi đấy bạn cần phải xem xét các nguyên nhân khác.
Một nguyên nhân khác gây ê buốt là men răng bị mỏng đi. Điều này là do thói quen đánh răng kém hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Việc không loại bỏ mảng bám và tích tụ có thể phá vỡ lớp men bảo vệ răng. Điều này có thể làm yếu răng của bạn, khiến chúng lộ ra ngoài và dễ bị ê buốt hơn.
Mặt khác, nếu bạn chải răng quá mạnh, có thể làm mòn mô nướu. Làm lộ bề mặt chân răng xốp và những phần răng thường không lộ ra ngoài. Bề mặt này có thể cực kỳ nhạy cảm và gây cảm giác đau đớn khi tiếp xúc.
Cách điều trị tại nhà
Vệ sinh răng miệng tốt là rất quan trọng để đảm bảo rằng răng của bạn vẫn khỏe mạnh trong suốt quá trình điều trị niềng răng. Chăm sóc đúng cách cho cả răng và niềng răng của bạn là cách tốt nhất để chống lại tình trạng ê buốt hoặc đau răng khi niềng răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp hạn chế tình trạng ê buốt
Một số cách điều trị tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt tại nhà như sau:
- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày để ngăn vi khuẩn tích tụ.
- Sử dụng tăm nước để làm sạch mảng bám cứng lại trên răng và các mảnh vụn mắc kẹt giữa các răng.
- Sử dụng kem đánh răng có florua cả ngày lẫn đêm để củng cố men răng và hỗ trợ răng hạn chế ê buốt.
- Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng nhạy cảm.
Hầu hết các vấn đề về răng nhạy cảm không phải là kết quả trực tiếp của việc niềng răng. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề đau hoặc ê buốt nào trong hơn một vài ngày, hãy đến thăm khám cùng bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.