Bác sĩ Tú Dung hướng dẫn F0 điều trị tại nhà bằng thuốc

Hiện tại TP.HCM, hơn 80% bệnh nhân nhiễm covid-19 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ hoặc vừa, có thể điều trị tại nhà. Vậy cách điều trị bệnh nhân F0 nhiễm covid-19 như nào? Thuốc nào đặc trị và nếu bệnh trở nặng thì phải phản ứng ra sao? Bác sĩ Tú Dung đã có những chia sẻ hữu hiệu cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.

Bác sĩ Tú Dung tiết lộ: Tác dụng điều trị Covid-19 của thuốc Molnupiravir mới về Việt Nam

Bác sĩ Tú Dung hướng dẫn F0 điều trị tại nhà

Hiện nay việc bệnh nhân F0 tự điều trị tại nhà đã trở nên rất cần thiết trong giai đoạn diễn biến dịch căng thẳng. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà cũng cần tuân theo nhiều nguyên tắc khác nhau. Và không phải triệu chứng nào cũng theo toa thuốc như nhau, cần phải dựa vào triệu chứng từ nhẹ đến vừa, nặng và nguy kịch. Và nhiều vấn đề khác cần lưu ý khi điều trị F0 tại nhà.

Đón xem livestream – Nhận quà hấp dẫn!

Tất cả sẽ được bật mí trong livestream ngày mai! Hãy đón xem để có được những kiến thức bổ ích bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn. Ngoài ra 10 khách hàng để lại câu hỏi hay và thiết thực nhất về điều trị covid-19 tại nhà sẽ nhận được bộ kit test nhanh.

Các triệu chứng khi nhiễm covid-19

TP.HCM và các tỉnh thành, bắt đầu áp dụng cho những bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình được điều trị tại nhà. Tất cả chúng ta nên biết triệu chứng khi nhiễm virus covid-19 là gì, đâu là triệu chứng nhẹ, có thể điều trị tại nhà được, đâu là triệu chứng nặng cần phải nhập viện ngay.

  • Các triệu chứng thường gặp nhất khi nhiễm covid19: Sốt, ho khan, mệt mỏi;
  • Các triệu chứng ít gặp hơn: đau nhức, đau họng, tiêu chảy, viêm kết mạc, đau đầu, mất vị giác, mất khứu giác, da nổi mẩn, ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái;
  • Các triệu chứng nghiêm trọng: Khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói, mất khả năng cử động.

Hiện tại hơn 80% bệnh nhân nhiễm covid-19 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ hoặc vừa, có thể điều trị tại nhà. Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Luôn gọi điện trước khi gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế.

20 bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19

Tại Quyết định hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà, Bộ Y tế ban hành Danh mục các bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19. Theo đó, cụ thể có những bệnh sau:

1. Đái tháo đường.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

4. Bệnh thận mạn tính.

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

Cần biết: 20 bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19 – Ảnh 1.

Những người mắc đái tháo đường; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư, đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi; Bệnh thận mạn tính; Béo phì, thừa cân… sẽ có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19.

6. Béo phì, thừa cân.

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).

8. Bệnh lý mạch máu não.

9. Hội chứng Down.

10. HIV/AIDS.

11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).

12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.

13. Hen phế quản.

14. Tăng huyết áp.

15. Thiếu hụt miễn dịch.

16. Bệnh gan.

17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.

18. Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

19. Các bệnh hệ thống.

20. Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

Thuốc đặc trị covid 19 cho bệnh nhân F0 tại nhà

Cơ chế hoạt động của thuốc Molnupiravir

Thuốc để kháng virus, ức chế virus không nhiều. Hiện nay, Việt Nam đã có nhập được thuốc đặc trị covid-19: Molnupiravir. Bộ y tế đã cho phép sử dụng thuốc Molnupiravir từ ngày 25/08/2021 để điều trị tại nhà. Đây là thuốc điều trị, tấn công trực tiếp vào virus Covid-19. Thuốc Molnupiravir khác với các loại thuốc phổ biến trước đây: Paracetamol để hạ sốt, vitamin để tăng sức đề kháng,…

Thuốc Molnupiravir có thể ức chế chuỗi RNA, làm virus không thể nhân đôi, không thể sản sinh nữa trong cơ thể. Nó hữu hiệu hơn với những loại thuốc đặc trị khác như: Remdesivir chỉ làm hạn chế hay làm giảm tốc độ quá trình nhân đôi của virus.

Cách sử dụng thuốc Molnupiravir

Hiện nay, Việt Nam có hơn 70.000 liều thuốc Molnupiravir sẵn sàng cho việc điều trị F0 tại nhà. Thuốc uống ngày 2 lần: Sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống 5 ngày liên tục.

Bộ Y tế cho biết, thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị Covid-19 khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt. Ngoài ra nó còn làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.

Bác sĩ Tú Dung hướng dẫn cách xử lý khi bệnh nhân nhiễm covid-19 trở nặng

Các trường hợp F0 điều trị tại nhà nếu xuất hiện triệu chứng nặng cần liên hệ ngay các bệnh viện để được kịp thời cấp cứu,

 

Khi điều trị Covid-19 tại nhà, nếu bệnh nhân có dấu hiệu: Khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói, mất khả năng cử động và SPO2 giảm hơn 90%, cần phải liên hệ ATM hỗ trợ oxy hoặc gọi cầu cứu đội phản ứng nhanh ngay. Có thể liên lạc ATM hỗ trợ nơi cung cấp oxy khẩn cấp để có được ngay khi cần nhất. Hãy lưu số điện thoại của các “Đội phản ứng nhanh” của phường, quận để liên lạc khi khẩn cấp. 

Ngoài ra, việc nắm rõ địa chỉ các Bệnh viện có chức năng thu dung bệnh nhân mắc Covid-19 cũng rất cần thiết trong giai đoạn này. Mọi người có thể lưu lại các thông tin trên để kịp thời xử lý trong tình huống cấp bách.

Toa thuốc tự điều trị F0 tại nhà hiện nay

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chuẩn bị 100.000 túi thuốc cung cấp cho F0 điều trị tại nhà.

Theo đó, các loại thuốc cần thiết để điều trị Covid-19 tại nhà bao gồm:

1. Molnupiravir 400mg (Uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống 5 ngày liên tục)

2. Paracetamol 500mg (Uống 1 viên khi sốt trên 38 độ, lặp lại mỗi 4 – 6 giờ nếu còn sốt)

3. Các loại vitamin (đa sinh tố, vitamin C – Uống sáng 1 viên, chiều 1 viên)

Nếu có cảm giác khó thở hoặc đo SpO2 dưới 95% nhưng chưa liên hệ được nhân viên y tế hỗ trợ thì có thể uống thêm những thuốc sau:

4. Dexamethasone 0,5mg (Uống 1 lần, buổi sáng sau ăn 12 viên)

    Methylprednisolone 16mg (Uống sáng 1 viên, chiều 1 viên sau ăn)

    Prednisolone 5mg (Uống sáng 1 viên, chiều 1 viên sau ăn)

5. Rivaroxaban 10mg (Uống sáng 1 viên)

   Apixaban 2,5mg (Uống sáng 1 viên, chiều 1 viên)

   Dabigatran 110mg (Uống sáng 1 viên, chiều 1 viên)

Trận đại dịch lịch sử, nhưng chỉ cần nỗ lực đoàn kết cùng nhau, Việt Nam tất quyết thắng!

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: