TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung: Viết sách là công việc ý nghĩa nhất cuộc đời

Chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc vì sao TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung lại chọn viết sách đúng không? Thật sự mà nói để viết ra cuốn sách “ Nghèo là Vốn Liếng” tôi đã mất tận 3 năm mới xuất bản được cuốn sách này. Trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khi đặt bút kể về những câu chuyện mà tôi đã trải qua. 

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung một người thích nạp tri thức

Bản thân tôi đã đọc nhiều sách, đọc mọi lúc và mọi nơi. Đọc những quyển sách về thông tin kinh tế, chính trị xã hội, khoa học viễn tưởng, giải trí….. Tôi chính là người luôn mong cầu nhiều hơn, còn nạp được bao nhiêu tri thức tôi sẽ cố gắng hết sức. 

Có 2 kiểu người viết sách, một là người viết chuyên nghiệp để kiếm tiền. Hai là người nổi tiếng và đã rất thành công viết sách để chia sẻ về câu chuyện cuộc đời họ. Tôi là kiểu người viết sách thứ 2, muốn chia sẻ đến với mọi người. Câu chuyện thực tế từ cuộc đời của chính tôi, tôi đã trải qua những khó khăn nhưng đã vượt qua. 

bac si tu dung la ai

Bác sĩ Tú Dung viết sách để truyền tải thêm động lực đến các bạn trẻ 

Tôi chọn viết sách, vì muốn chia sẻ những câu chuyện về ngành Y mà tôi đang thực hiện. Cũng như cuốn sách sẽ tiếp thêm động lực cho các bạn trẻ, đang mơ hồ và loay hoay với độ tuổi 20 của chính mình. Giúp các bạn có thêm cái nhìn sâu sắc về chữ nghèo, kèm theo đó là sự cố gắng để vượt qua những khó khăn. 

Xem thêm: Nghèo Là Vốn Liếng Cuốn Sách Truyền Cảm Hứng Cho Giới Trẻ.

Viết sách không hề đơn giản như bạn nghĩ

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung chia sẻ: ” Ban đầu khi viết sách, tôi cứ nghĩ viết sách là một việc cực kỳ đơn giản. Nhưng không ngờ lại khó vô cùng và nằm ngoài tưởng tượng của tôi. Đây chính là một dự án khó nhất cuộc đời của tôi.

Ngày tôi chắp bút viết từng trang một, kể về những câu chuyện mà mình trải qua suốt thời thơ ấu. Đến thời sinh viên và rồi thành một bác sĩ thẩm mỹ điều trị. Tuy nhiên, tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, cho đúng ý tưởng mà mình đã định sẵn trong đầu. 

TS BS Nguyen Phan Tu Dung viet sach

Viết một cuốn sách vô cùng khó khăn đối với một bác sĩ thẩm mỹ

Có những ngày tôi ngồi trên bàn làm việc 2- 3 tiếng, mà chẳng suy nghĩ ra được chữ nào để viết vào cuốn sách. Có lúc tôi suy nghĩ, hay mình bỏ đi cho rồi đây nhưng lại suy nghĩ vì sao mình không dám bước ra khỏi vùng an toàn. Để thực hiện ước mơ mà mình đã ấp ủ bao lâu này, vì thế tôi lại miết mài viết tiếp cuốn sách “ Nghèo là Vốn Liếng”. 

Sau 3 năm, cuối cùng cuốn sách đầu tay cũng hoàn thành. Phải trải qua chừng ấy thời gian, tôi mới biết để viết một cuốn sách cần phải có sự kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại thế nào. Sau khi cuốn sách đến giai đoạn gần hoàn thiện, tôi quyết định sẽ dùng 100% tiền bán sách (giá bìa). Để gây quỹ “ Nuôi Em Đến Trường”. Để giúp các em nhỏ vùng cao, thực hiện hóa ước mơ cắp sách đến trường, học tập như các bạn cùng trang lứa.  

Vì sao TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung chọn tên sách là “ Nghèo là Vốn Liếng”

Tôi đặt tên cuốn sách như vậy, với mong muốn truyền tải thông điệp rằng. Nghèo  không phải là rào cản mà là cơ hội để học hỏi, rèn luyện và phát triển bản thân. Cuốn sách khơi dậy tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực và niềm tin vào bản thân. Để chúng ta vượt qua mọi rào cản khó khăn, kiên trì và bước tiếp. Mong các bạn trẻ có thể tìm thấy sự đồng cảm và những lời khuyên hữu ích từ cuốn sách.

Tôi tin rằng “nghèo” có thể là một lợi thế. Nếu như bạn biết cách biến nó thành cơ hội cho bản thân. Có nhiều bạn nghĩ “ nghèo” là cái nghiệp kiếp trước của mình, nên kiếp này phải gánh. Vậy sao chúng ta không suy nghĩ, nếu như muốn thoát khỏi cái nghèo. Chúng ta phải nỗ lực học tập, cố gắng theo đuổi ước mơ của mình. 

ngheo la von lieng ts bs nguyen phan tu dung

Nghèo khó là vốn liếng – Vượt khó mới giàu có

Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng đất miền Trung mà cái nghèo bao vây cùng một vùng. Bữa cơm hằng ngày tôi ăn, chỉ là cơm trắng và vài miếng sắt cắt lát. Thời kỳ đó, nhà nào có gạo ăn là hơn người ta rất nhiều rồi. Nhìn vào những điều này, mà bản thân tôi phải cố gắng hơn thế nữa. Để thoát khỏi cái nghèo, có được công việc ổn định để phụ giúp gia đình và bản thân. 

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung đưa câu chuyện thất bại vào cuốn sách là gì?

Chính bản thân tôi đã 2 lần thi rớt Y khoa, chắc hẳn mọi người sẽ bất ngờ vì điều này đúng không.  Khoác lên mình chiếc áo blouse trắng chính là ước mơ mà tôi luôn ấp ủ. Không phải sự nỗ lực nào cũng thành công, nhưng bạn phải biết cách đứng lên sau mỗi lần thất bại thế nào. 

Không vì 2 lần rớt Đại học Y Dược, mà bản thân tôi lại bỏ cuộc khi theo đuổi ngành bác sĩ. Mà thay vào đó, tôi càng có thêm động lực và sự kiên trì. Để mỗi ngày cố gắng hết sức thêm lần một nữa. Cuối cùng, sau những nỗ lực ngày đêm thì tôi đã đậu Đại học Y Dược khi đang là sinh viên năm 3 Đại học Kinh tế. 

Nghèo là Vốn Liếng muốn truyền tải thông điệp gì?

Khi viết cuốn sách Nghèo là Vốn Liếng, tôi đã đưa những câu chuyện trải nghiệm thực tế. Kinh nghiệm xương máu giúp tôi vượt qua khó khăn, đối mặt với thách thức. Tôi luôn nỗ lực bản thân trở nên mạnh mẽ, tự tin và vững bước trên đường đời. 

Tôi mong cuốn sách “Nghèo là Vốn Liếng” sẽ truyền cảm hứng và trao chìa khóa vượt nghịch cảnh. Cho những ai đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời. Hay những ai đang loay hoay tìm hướng đi ở độ tuổi rực rỡ nhất của đời người.

Xem thêm: Nghèo là vốn liếng cuốn sách này dành cho ai.

sach ngheo la von lieng

Nghèo là động lực để vượt qua nghịch cảnh đến thành công

Kết luận

“ Hy vọng, cuốn sách không chỉ là chất xúc tác truyền cảm hứng cho hành trình của tương lai. Mà mỗi cuốn sách bạn đặt mua là đóng góp một phần nhỏ. Giúp đỡ các em nhỏ vùng cao được cắp sách đến trường.”  – TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung chia sẻ. 

Toàn bộ 100% lợi nhuận của cuốn sách “Nghèo là vốn liếng” sẽ dành cho “Quỹ Nuôi Em Đến Trường”. Mọi người đặt sách qua HOTLINE: 09.6868.1111. 

Bệnh Viện JW Hàn Quốc