TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung cậu học trò đứng chót bảng, trở thành bác sĩ nổi tiếng Sài Gòn sau 2 lần rớt y khoa nhờ bố làm điều này

Chúng ta được sinh ra và lớn lên từ tình yêu thương của ba mẹ. Họ chính là động lực tiếp thêm sức mạnh, để bản thân ta vượt qua khó khăn và thử thách. TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung chinh phục mọi đỉnh cao đều có bố mẹ phía sau ủng hộ. 

Niềm tin của bố mẹ và bước ngoặt cuộc đời

Trên hành trang lớn lên của mỗi chúng ta, đều tồn tại hình bóng thân thuộc và tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ. Bố mẹ luôn đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường, dù đường thẳng hay chống gái, gập ghềnh. Hãy những niềm vui trong đời sống, những lần thất bại và vấp ngã. Đều có bố mẹ chia sẻ, lắng nghe và bên cạnh chúng ta. 

Sau những thành công của mỗi con người là hình bóng của một người mẹ, người bố tận tình. Dù bạn là một thiên tài, một người quá đỗi xuất sắc trong xã hội này. Trong mặt họ bạn vẫn là người còn nhỏ bé, ngây thơ và cần được bảo vệ. 

bo me bac si tu dung

Bố mẹ luôn ủng hộ và đứng phía sau những quyết định của ông

Câu chuyện bên dưới đây của TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung từng là một cậu học trò “ đứng chót bảng”. Nhưng bố ông đã giúp ông trở thành một bác sĩ thẩm mỹ điều trị, cứu người giúp đời.  Trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tài năng và đầy nhiệt huyết với nghề. 

Tuổi thơ cơ cực và niềm đam mê y khoa cháy bỏng

Sinh ra đầu thập niên 1970,  tại vùng quê nghèo Quảng Nam TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Tuổi thơ dường như hứng trọn cái đói nghèo của miền Trung, mưa bão quanh năm. 

Thời bao cấp vô cùng khó khăn, phải đi chạy khắp xóm để mượn từng lon gạo về nấu cơm cho cả nhà ăn. Tôi còn nhớ vào năm cuối cấp 2, nhà tuy nghèo nhưng bố vẫn mời thầy giáo về kèm cho tôi. Sau khi dạy xong, mẹ mời thầy ở lại ăn cơm cùng gia đình chúng tôi. Thì chuyện đi mượn gạo khắp xóm, đã quá quen thuộc với gia đình tôi. Nhưng lại có người nói ra nói vào “ Cơm còn phải chạy ăn từng bữa, tiền đâu mà cho con học cao.”

tuoi tho cuc kho cua bac si tu dung

Gian bếp nhỏ của gia đình nghèo luôn thiếu gạo và thiếu thức ăn

Chỉ vì xin 4kg gạo cho gia đình, mà bố tôi phải đạp xe tận 25km để xin chứng nhận gia đình khó khăn. Để được cấp 4kg gạo nhưng tất cả đều từ chối bố tôi. Nhưng lần nào đi, bố vẫn về tay không. Tôi còn nhớ mãi lần đó sau khi bố về, thấy tôi tuốt từng hạt cơm ra khỏi những miến sắn độn. Bố giận quá quát lớn: “ Dung, ăn nhanh còn đi học, cơm đâu mà ngồi tuốt từng miếng vậy.”

Thiên nhiên khắc nghiệt bao trùm cả miền Trung

Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên vào thời kỳ bao cấp thấm thía được những khó khăn mà bố mẹ đã trải qua. Tất cả mọi thứ không thể quy đổi bằng tiền và có tiền cũng chắc có được gạo ăn. Ngay cả điện còn chưa có, đèn pin cũng không và mỗi nhà chỉ có 3 ngọn đèn dầu hột vịt. 

Gia đình TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung gồm 8 anh em, ngày nào không ăn cơm độn sắn. Ngày đó anh em chúng tôi hạnh phúc lắm. Muốn thoát khỏi cái nghèo này, chỉ có con đường duy nhất chính là phải “ học”.

Tôi còn nhớ ngày đó, bố mang cho tôi một chồng sách và nói: “ Mảnh đất miền Trung tuy cằn cỗi nhưng là vùng đất hiếu học. Dù hoàn cảnh có khốc liệt đến đâu, con vẫn phải cố gắng mà học. Cha mẹ nghèo, không có tài sản gì để lại cho các con ngoài con chữ.”

Còn bố còn mẹ là điều tuyệt vời 

Trong gia đình có lẽ tôi là người thân nhất và gần gũi với bố nhiều hơn. Hai bố con luôn chia sẻ và trò chuyện với nhau về những câu chuyện thời sinh viên của bố. Tôi nhớ hoài lời bố dặn: “ Sau này học xong cấp 3, con phải vào Nam tiến và tự lo cho bản thân. Muốn vậy, con phải học thật giỏi và đi dạy kèm để nuôi bản thân mình.”

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung ông luôn ao ước trở thành sinh viên ngành y. Học thật giỏi để trở thành một vị bác sĩ, cứu người khỏi ốm đau bệnh tật. Sau khi học xong cấp 3, tôi rời miền Trung với cái nắng khắc nghiệt. Hành trang tôi mang đến Sài Gòn, chính là sự chắt chiu cần kiệm của bố mẹ. Cùng với đó là sự tự hào về vùng đất “ đầu sóng ngọn gió” nơi tôi sinh ra. 

Hai lần rớt y khoa nhưng không bao giờ từ bỏ

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung 2 lần thi rớt y khoa nhưng ông không bỏ cuộc. Ông đậu Đại học Kinh tế nhưng lòng chẳng vui tí nào. Bố hiểu được tâm lý của tôi: “ Bố biết ngành y là điều vượt sức với con, nhưng nếu cố gắng lần này không được. Lần sau, không được nữa thì lần sau nữa con cứ đặt mục tiêu đi.” 

Những lời động viên của bố, làm tôi quyết tâm thi đậu vào trường Y hơn nữa. Tuy nhiên, thay vì nản lòng, ông chọn cách vực dậy tinh thần và quyết tâm chinh phục ước mơ bằng mọi giá. Ông dành hàng tháng trời để ôn luyện, miệt mài học tập và trau dồi kiến thức. Cuối cùng, năm 3 Đại học Kinh tế tôi đã chính thức đậu vào Đại học Y dược TP.HCM. 

bac si tu dung 2 lan thi rot y khoa

2 lần thi rớt Y khoa vào Đại học Y dược nhưng ông không từ bỏ mà nỗ lực hơn nữa

Nỗ lực không ngừng và để đạt được thành công

Cuối cùng, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung đã đạt được ước mơ của mình. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu, thì áp lực kinh tế xuất hiện. Khi các em của tôi lần lượt rời quê vào Sài Gòn học đại học. Nên tôi phụ gánh giúp ba mẹ phần này, để hỗ trợ các em đi học. 

Ông nhận dạy thêm tận 5 lớp, để lo tiền ăn, tiền học và tiền trọ. Buổi sáng tôi ở bệnh viện, tối đi dạy có khi gần nửa đêm tôi mới về đến nhà. Tôi lại lao đầu vào làm bài, học bài cho đến 2-3h sáng vì bài vở rất nhiều. Tôi đã ròng rã như vậy suốt 6 năm Y khoa. 

bac si tu dung

Cố gắng học và tập cùng sự nổ lực theo đuổi ước mơ ngành Y 

Thật sự giờ đây, ngồi nhớ lại những khoảnh khắc đấy tôi không thể tin mình có thể làm được. Học tập và làm việc suốt đêm, để theo đuổi ngành Y của mình. Cùng với sự quyết tâm, sự cố gắng không ngừng nghỉ để được kết quả như ngày hôm nay. 

Bác sĩ “tâm huyết” và những đóng góp to lớn cho ngành y

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung không chỉ được mọi người biết đến vì tài năng. Mà còn phải biết đến bởi tấm lòng nhân ái và y đức cao quý của ông. Ông luôn tận tâm, hết lòng với bệnh nhân, luôn đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu. Ông còn tham gia các hoạt động thiện nguyện, mang đến nụ cười và niềm hy vọng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

bo bac si tu dung

Bố là người luôn đồng hành và động viên Bác sĩ Tú Dung suốt thời sinh viên

Ông luôn ghi nhớ câu nói từ bố của mình: “ Hãy học thật tốt, sau này thành công để cứu người giúp đời. Cho những hoàn cảnh khó khăn, để học có được cuộc sống tốt hơn.” Cuối cùng, đứa học trò đứng chót bảng giờ đây trở thành bác sĩ thẩm mỹ. Cứu giúp những trường hợp khiếm khuyết ngoại hình và chữa lành nỗi đau tâm hồn cho họ. 

Thầm biết ơn Sài Gòn hoa lệ, một nơi hào sảng và ân tình, một Sài Gòn không bỏ rơi ai cả. Chỉ cần chúng ta nỗ lực, cố gắng và chăm chỉ sẽ thực hiện được ước mơ của mình. 

thanh tuu y khoa

Mọi nổ lực và sự cố gắng đều được đền đáp một cách xứng đáng

Trích từ Nghèo là Vốn Liếng: “ Không phải sự khởi đầu may mắn nào cũng là trái ngọt.” Quyển sách do chính tay TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung là tác giả, kể về cuộc đời của chính ông. Trải qua những khó khăn cùng với sự nỗ lực để đạt được những thành tựu hôm nay. Bạn có thể liên hệ mua sách qua số HOTLINE: 09.6868.1111

ngheo la von lieng bac si tu dung

Nghèo là Vốn Liếng giúp bạn có nhiều cái sâu sắc hơn về cái Nghèo

Xem thêm: 10 bài học rút ra từ cuốn sách Nghèo là vốn liếng của TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc