Sỏi thận và sỏi bàng quang là hai bệnh lý phổ biến của hệ tiết niệu. Gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
Sỏi thận, sỏi bàng quang là gì?
- Sỏi thận: Hình thành do sự lắng đọng của khoáng chất trong nước tiểu, lâu dần kết tinh thành sỏi trong thận. Kích thước sỏi có thể nhỏ như hạt cát hoặc lớn đến vài cm.
- Sỏi bàng quang: Là những viên sỏi xuất hiện trong bàng quang, chủ yếu do nước tiểu không được đào thải hoàn toàn. Tạo điều kiện cho khoáng chất kết tinh thành sỏi.
Dù hình thành ở vị trí khác nhau, cả hai loại sỏi này đều có thể gây đau đớn. Tiểu khó, tiểu ra máu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiết niệu.
Sỏi hình thành do sự lắng đọng của khoáng chất trong nước tiểu lâu dần cấu tạo nên
Nguyên nhân gây ra sỏi thận và sỏi bàng quang
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành 2 bệnh lý sỏi này:
Nguyên nhân gây sỏi thận
- Uống ít nước: Khi cơ thể không đủ nước, nồng độ khoáng chất trong nước tiểu tăng cao, tạo điều kiện hình thành sỏi.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều muối, đạm động vật hoặc thực phẩm giàu oxalate (như rau bina, socola, trà). Có thể gây lắng đọng khoáng chất trong thận.
- Rối loạn chuyển hóa: Một số bệnh lý như cường tuyến cận giáp, gout hoặc béo phì. Sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh lý sỏi.
- Tiền sử bệnh lý tiết niệu: Những người từng bị sỏi thận hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn.
- Dùng thuốc không kiểm soát: Một số loại thuốc lợi tiểu, canxi hoặc vitamin C liều cao. Có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, không uống nước tạo điều kiện hình thành sỏi
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
- Nước tiểu ứ đọng lâu trong bàng quang: Do tiểu không hết hoặc bí tiểu kéo dài.
- Phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới lớn tuổi): Làm cản trở dòng nước tiểu, khiến khoáng chất lắng đọng thành sỏi.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát: Vi khuẩn trong nước tiểu có thể tạo điều kiện hình thành sỏi.
- Sử dụng ống thông tiểu dài ngày: Khiến bàng quang không co bóp tốt, dẫn đến tình trạng lắng đọng sỏi.
Bệnh lý xảy ra do tiểu không hết hoặc bí tiểu kéo dài trong một thời gian
Dấu hiệu nhận biết sỏi thận và sỏi bàng quang
Triệu chứng bệnh lý này có thể khác nhau tùy vào vị trí và kích thước sỏi.
Dấu hiệu sỏi thận
- Đau vùng thắt lưng, lan xuống bụng dưới hoặc bẹn: Cơn đau quặn thận xuất hiện khi sỏi di chuyển trong niệu quản.
- Tiểu buốt, tiểu rắt: Khi sỏi cọ sát vào niệu quản, gây kích thích đường tiết niệu.
- Tiểu ra máu: Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ do sỏi làm tổn thương niêm mạc niệu quản.
- Buồn nôn, nôn mửa: Cơn đau dữ dội do sỏi thận có thể khiến người bệnh buồn nôn, mệt mỏi.
Bệnh lý xảy ra với nhiều triệu chứng: đau thắt lưng, tiểu buốt, nước tiểu đổi màu
Dấu hiệu sỏi bàng quang
- Đau tức vùng bụng dưới: Đặc biệt là sau khi tiểu tiện hoặc vận động mạnh.
- Tiểu ngắt quãng: Dòng nước tiểu có thể bị gián đoạn do sỏi chặn dòng chảy trong niệu đạo.
- Tiểu buốt, tiểu khó: Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày.
- Nước tiểu đục hoặc có máu: Khi sỏi gây viêm nhiễm, nước tiểu có thể bị biến đổi màu sắc hoặc có mùi hôi.
Đối tượng dễ mắc sỏi thận và sỏi bàng quang
- Người có chế độ ăn uống nhiều muối, đạm, ít uống nước.
- Nam giới lớn tuổi bị phì đại tuyến tiền liệt.
- Người có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần.
- Người bị rối loạn chuyển hóa hoặc béo phì.
- Người phải sử dụng ống thông tiểu dài ngày.
Cách điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang
Tùy vào kích thước và vị trí của sỏi, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
1. Điều trị nội khoa (dành cho sỏi nhỏ dưới 5mm)
- Uống nhiều nước để giúp sỏi tự đào thải.
- Dùng thuốc giảm đau, giãn cơ trơn niệu quản để hỗ trợ sỏi ra ngoài.
- Kiểm soát chế độ ăn uống để hạn chế tái phát.
Uống nhiều nước và kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày
2. Tán sỏi không xâm lấn (áp dụng cho sỏi có kích thước trung bình)
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Sử dụng sóng xung kích làm vỡ sỏi để đào thải qua nước tiểu.
- Tán sỏi nội soi bằng laser: Dùng ống nội soi niệu đạo để phá vỡ sỏi trong bàng quang hoặc thận.
3. Phẫu thuật loại bỏ sỏi (áp dụng cho sỏi lớn)
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp ít xâm lấn, giúp loại bỏ sỏi mà không cần mổ hở.
- Mổ mở: Áp dụng trong trường hợp sỏi lớn, gây biến chứng nghiêm trọng.
Phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi, phương pháp ít xâm lấn và mang đến kết quả vượt trội
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị kịp thời, sỏi bàng quang có thể dẫn đến:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài.
- Bí tiểu cấp tính, gây nguy hiểm cho co thể.
- Tổn thương niêm mạc bàng quang, tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Biện pháp phòng ngừa sỏi thận và sỏi bàng quang
- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm nguy cơ lắng đọng khoáng chất.
- Giảm ăn muối, đạm động vật và thực phẩm giàu oxalate.
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn tiểu quá lâu.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày và giảm ăn muối, đạm động vật
Lời kết
Sỏi thận và sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh hãy đến ngay Bệnh viện JW. Để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán để đưa ra hướng điều trị kịp thời nhé. Liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 09.6868.1111 để đặt lịch tư vấn.