Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ đường hô hấp. Khiến cơ hoành và cơ ngực không làm việc, nên không thể kéo không khí đi vào phổi.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Còn được gọi là (Sleep Apnea) tình trạng tắc nghẽn đường thở trong lúc ngủ. Khiến bệnh nhân ngừng thở từng đợt trong vài giây đến vài phút. Hiện tượng này có thể lặp lại nhiều lần trong đêm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Có 3 loại hội chứng phổ biến:
- Ngưng thở tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea – OSA): Xảy ra khi đường thở bị chặn do mô mềm trong cổ họng xẹp xuống.
- Ngưng thở trung ương (Central Sleep Apnea – CSA): Do não bộ không gửi tín hiệu thích hợp để kiểm soát hơi thở.
- Ngưng thở hỗn hợp (Complex Sleep Apnea): Kết hợp cả hai dạng trên.
Bệnh lý xảy ra do tình trạng tắc nghẽn đường thở trong lúc ngủ
Triệu chứng ngưng thở khi ngủ
Bệnh nhân sẽ thường gặp các dấu hiệu sau đây:
- Ngáy to, ngắt quãng trong lúc đi ngủ
- Thức giấc nhiều lần trong đêm, cảm giác nghẹt thở hoặc hoảng hốt.
- Khô miệng, đau họng vào buổi sáng do thở bằng miệng trong khi ngủ.
- Mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, giảm khả năng tập trung.
- Nhức đầu buổi sáng do thiếu oxy lên não.
- Dễ cáu gắt, trầm cảm do giấc ngủ không chất lượng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Béo phì, thừa cân: Mỡ dư thừa quanh cổ họng có thể làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn ống dẫn khí.
- Cấu trúc đường thở bất thường: Amidan phì đại, vòm họng dài hoặc lưỡi to có thể làm cản trở luồng không khí.
- Yếu cơ hô hấp: Các cơ kiểm soát hô hấp hoạt động kém, không duy trì đủ luồng khí vào phổi.
- Vấn đề thần kinh: Não không gửi tín hiệu kịp thời để duy trì nhịp thở ổn định.
- Sử dụng rượu, thuốc an thần: Những chất này làm giãn cơ vùng cổ họng, tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở.
Ngưng thở khi ngủ xảy ra do tình trạng béo phì, đường hô hấp hoạt động kém
Các yếu tố tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ
Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, bao gồm:
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
- Tuổi tác: Người cao tuổi dễ mắc bệnh do cơ quan hô hấp bị lão hóa.
- Bệnh béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên đường thở.
- Di truyền: Người có người thân bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hút thuốc lá: Gây viêm nhiễm và làm hẹp đường thở.
- Tình trạng sức khỏe liên quan: Đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, loạn nhịp tim.
Những biến chứng xảy ra khi ngưng thở khi ngủ
Bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
- Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Đột quỵ, tăng huyết áp, suy tim, loạn nhịp tim.
- Bệnh tiểu đường: Thiếu oxy làm tăng đề kháng insulin, nguy cơ mắc đái tháo đường loại 2.
- Rối loạn tâm thần: Dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm.
- Tăng nguy cơ tai nạn: Do buồn ngủ ban ngày, thiếu tỉnh táo khi lái xe hoặc làm việc.
Hội chứng xảy ra sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và rối loạn thần kinh
Phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
1. Thay đổi lối sống hằng ngày
- Giảm cân: Hỗ trợ giảm áp lực lên đường thở.
- Tránh rượu và thuốc an thần: Giúp cơ hô hấp duy trì độ săn chắc.
- Điều chỉnh tư thế ngủ: Nằm nghiêng thay vì nằm ngửa để hạn chế tắc nghẽn.
Thay đổi tư thế khi ngủ sẽ hạn chế được tình trạng tắc nghẽn ống thở
2. Điều trị bằng thiết bị hỗ trợ
- Máy áp lực dương liên tục (CPAP): Cung cấp luồng khí áp suất cao, giữ đường thở mở khi ngủ.
- Dụng cụ nha khoa: Điều chỉnh vị trí lưỡi và hàm dưới, giúp luồng khí lưu thông tốt hơn.
3. Thực hiện phẫu thuật
- Phẫu thuật giảm béo: Đối với những bệnh nhân béo phì nghiêm trọng.
- Cắt amidan, chỉnh hình vòm họng: Dành cho bệnh nhân có cấu trúc đường thở bất thường.
- Phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt: Mở rộng không gian đường thở để giảm tắc nghẽn.
Có thể tiến hành phẫu thuật mở rộng ống thở để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn
Những lưu ý khi mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Không tự ý dùng thuốc an thần nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ.
- Điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm về tim mạch và thần kinh.
Lời kết
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát. Nếu bạn gặp các triệu chứng của bệnh, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện JW. Để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Giúp bạn có giấc ngủ ngon và sức khỏe toàn diện. Liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE:09.6868.1111 hoặc đăng ký để được tư vấn nhé!