Thoát vị bẹn là một bệnh lý phổ biến trong nhóm thoát vị thành bụng. Xảy ra khi một phần tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn) di chuyển ra ngoài qua ống bẹn.
Thoát vị bẹn là gì?
Đây là tình trạng các cơ hoặc mô thành bụng ở vùng bẹn bị suy yếu. Khiến một phần nội tạng trong ổ bụng thoát ra ngoài, tạo thành khối phồng ở vùng bẹn. Bệnh lý có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên, thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tồn tại từ khi sinh ra nhưng chỉ biểu hiện rõ ràng khi người bệnh trưởng thành.
Có hai loại bệnh lý phổ biến:
- Thoát vị bẹn gián tiếp: Bẩm sinh, thường gặp ở trẻ nhỏ do ống phúc tinh mạc không đóng hoàn toàn.
- Thoát vị bẹn trực tiếp: Xảy ra ở người lớn do thành bụng yếu dần theo thời gian, nhất là người làm việc nặng nhọc.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý chính xác là xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn
Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị bẹn?
Bệnh lý hình thành do thành bụng bị suy yếu, kết hợp với áp lực trong ổ bụng tăng cao. Đẩy một phần ruột hoặc mô mỡ xuyên qua ống bẹn.
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh bao gồm:
- Yếu tố bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra với thành bụng yếu hoặc ống phúc tinh mạc không đóng kín hoàn toàn, dễ dẫn đến thoát vị bẹn.
- Lão hóa: Tuổi tác cao làm thành bụng yếu dần, tăng nguy cơ thoát vị.
- Hoạt động thể lực quá sức: Người thường xuyên mang vác nặng có nguy cơ bị thoát vị cao hơn do áp lực lên thành bụng lớn.
- Ho kéo dài: Những bệnh lý mãn tính như viêm phế quản, COPD có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây thoát vị bẹn.
- Táo bón mãn tính: Việc rặn mạnh khi đi đại tiện cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị.
- Béo phì: Cân nặng quá mức làm gia tăng áp lực lên vùng bụng, gây thoát vị.
- Thai kỳ: Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thoát vị bẹn do tử cung mở rộng, gây áp lực lên vùng bụng.
Bệnh lý xảy ra do bụng suy yếu kết hợp với áp lực trong ổ bụng tăng cao
Dấu hiệu nhận biết thoát vị bẹn
Bệnh lý thường có biểu hiện đặc trưng là một khối phồng xuất hiện ở vùng bẹn. Đi kèm với các triệu chứng sau:
- Xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn hoặc bìu: Khối này thường to lên khi đứng, ho, rặn mạnh và nhỏ lại khi nằm nghỉ.
- Cảm giác đau hoặc tức vùng bẹn, đặc biệt khi vận động mạnh.
- Nặng nề vùng bẹn: Khi đứng lâu, vận động nhiều có thể thấy khó chịu.
- Sưng đau vùng bìu (ở nam giới) nếu thoát vị xuống bìu.
Ở giai đoạn đầu, bệnh lý thường không gây đau nhiều. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Xuất hiện khối u phồng ở vùng bẹn và kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu
Biến chứng thoát vị bẹn có thể gặp
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Thoát vị nghẹt: Khi ruột hoặc tạng thoát vị bị kẹt trong ống bẹn, gây tắc nghẽn, hoại tử nếu không xử lý kịp thời.
- Tắc ruột: Thoát vị có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây đau bụng dữ dội, buồn nôn.
- Chèn ép mạch máu: Ở nam giới, thoát vị có thể chèn ép vào tinh hoàn. Gây thiếu máu nuôi dưỡng và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Đối tượng có thể gặp bệnh lý thoát vị bẹn
Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, trong đó tỷ lệ cao rơi vào các nhóm sau:
- Trẻ sơ sinh nam có ống phúc tinh mạc chưa đóng kín hoàn toàn.
- Người trên 40 tuổi, đặc biệt là nam giới.
- Người làm việc nặng nhọc, vận động viên thể hình.
- Người mắc bệnh mãn tính gây ho kéo dài.
- Người bị béo phì hoặc táo bón mãn tính.
Bệnh lý xuất hiện nhiều ở nam giới vì có thành bụng yếu và làm công việc nặng
Phương pháp điều trị thoát vị bẹn
Hiện nay, phẫu thuật thoát vị bẹn là phương pháp điều trị duy nhất. Giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng này. Có hai phương pháp chính:
1. Phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn
- Ít xâm lấn, vết mổ nhỏ, ít đau sau phẫu thuật.
- Thời gian hồi phục nhanh, ít để lại sẹo.
- Giảm nguy cơ tái phát.
Bệnh viện JW sở hữu đội ngũ bác sĩ với 20 năm kinh nghiệm chuyên môn
2. Phẫu thuật mổ mở
- Áp dụng cho các trường hợp thoát vị lớn hoặc bị nghẹt.
- Phẫu thuật viên tạo đường rạch lớn để đẩy tạng trở về vị trí cũ.
- Hồi phục lâu hơn so với nội soi.
Tại Bệnh viện JW, cả hai phương pháp đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa. Giàu kinh nghiệm, đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
Phòng ngừa thoát vị bẹn ở người lớn
Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn bệnh lý, nhưng một số biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Tránh mang vác vật nặng quá sức.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì.
- Luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức mạnh cơ bụng.
- Điều trị sớm các bệnh lý gây ho kéo dài hoặc táo bón.
- Chế độ ăn giàu chất xơ để giảm nguy cơ táo bón.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn
Lời kết
Thoát vị bẹn là một bệnh lý phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Phẫu thuật thoát bệnh lý này là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.
Nếu bạn có dấu hiệu bất thường như trên, hãy đến ngay Bệnh viện JW để được tư vấn và điều trị sớm. Liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 09.6868.1111 nhé!