6 nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu, không nên bỏ qua 

Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất hiện nay. Bạn đã tìm hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh lý chưa? Cùng Bệnh viện JW, tìm hiểu thông tin nhé!

Viêm đường tiết niệu là gì?

Bệnh lý là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào thuộc hệ tiết niệu. Bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Đây là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do đặc điểm cấu tạo niệu đạo ngắn hơn nam giới.

Bệnh có thể ở dạng viêm cấp tính (khởi phát đột ngột, triệu chứng rõ ràng). Hoặc viêm mãn tính (tái phát nhiều lần, có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách).

viem-duong-tiet-nieu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng phổ biến hiện nay

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Bệnh lý chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, phát triển và gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 6 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm đường tiết niệu mà bạn không nên bỏ qua.

1. Nhiễm khuẩn – Nguyên nhân hàng đầu

  • Vi khuẩn E. coli từ đường ruột là tác nhân chính gây viêm đường tiết niệu, chiếm hơn 80% các trường hợp.
  • Ngoài ra, một số vi khuẩn khác như Klebsiella, Proteus, Enterococcus cũng có thể gây bệnh.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, di chuyển lên bàng quang và gây viêm nhiễm.

vi-khuan-xam-nhap

Vi khuẩn E. coli xâm nhập vào âm đạo và gây ra bệnh lý nghiêm trọng 

2. Quan hệ tình dục không an toàn

  • Quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào niệu đạo.
  • Nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng và gây viêm nhiễm.
  • Những người có nhiều bạn tình hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu.

3. Nhịn tiểu thường xuyên

  • Nhịn tiểu quá lâu khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Việc giữ nước tiểu quá lâu cũng làm mất đi cơ chế tự làm sạch của hệ tiết niệu. Sẽ khiến vi khuẩn không được đào thải ra ngoài.
  • Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm đường tiết niệu mãn tính nếu không được điều trị sớm.

nhin-tieu-thuong-xuyen

Nhịn tiểu quá lâu có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu ứ đọng và vi khuẩn dễ xâm nhập

4. Suy giảm hệ miễn dịch

  • Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai. Sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý nghiêm trọng. 
  • Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể khó chống lại vi khuẩn. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

5. Bệnh lý đường tiết niệu hoặc dị dạng bẩm sinh

  • Các bệnh lý như sỏi thận, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt. Có thể gây cản trở dòng chảy nước tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Ở trẻ em, một số dị dạng bẩm sinh như trào ngược bàng quang – niệu quản. Cũng có thể gây bệnh lý này.

benh-ly-duong-tiet-nieu

Phụ nữ gặp tình trạng sỏi thận, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt dễ mắc bệnh lý

6. Vệ sinh cá nhân không đúng cách

  • Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Có thể khiến vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên niệu đạo.
  • Phụ nữ lau từ sau ra trước có thể vô tình đưa vi khuẩn vào niệu đạo, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh hoặc xịt khử mùi vùng kín. Cũng có thể làm mất cân bằng vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

6 dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu

Khi mắc bệnh lý này, người bệnh thường có các triệu chứng đặc trưng như:

  1. Tiểu buốt, tiểu rắt: Cảm giác đau rát khi đi tiểu do niêm mạc bàng quang và niệu đạo bị viêm nhiễm.
  2. Tiểu nhiều lần nhưng lượng ít: Bàng quang bị kích thích khiến người bệnh muốn đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ.
  3. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Khi vi khuẩn phát triển, nước tiểu có thể chuyển màu sậm hơn, đục hoặc có mùi khó chịu.
  4. Tiểu ra máu: Trong một số trường hợp, vi khuẩn làm tổn thương thành bàng quang và niệu đạo. Gây ra tình trạng chảy máu trong nước tiểu.
  5. Đau vùng bụng dưới, lưng hoặc hông: Khi nhiễm trùng lan lên thận, người bệnh có thể bị đau vùng hông hoặc bụng dưới.
  6. Sốt, ớn lạnh:Nếu vi khuẩn lan lên thận, người bệnh có thể bị sốt cao, rét run, mệt mỏi toàn thân.

viem duong tiet nieu

Dấu hiệu thường gặp của bệnh lý chính là tiểu buốt, tiểu ra màu và đau bụng dưới

Điều trị viêm đường tiết niệu tại Bệnh viện JW

Tại Bệnh viện JW, điều trị bệnh lý được thực hiện theo phác đồ chuẩn y khoa. Đảm bảo an toàn và hiệu quả cao:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Được kê đơn theo mức độ nhiễm trùng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Điều trị triệu chứng: Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu để giảm khó chịu khi đi tiểu.
  • Can thiệp ngoại khoa: Nếu bệnh nhân có sỏi thận, hẹp niệu đạo hoặc trào ngược bàng quang-niệu quản. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
  • Hướng dẫn chế độ sinh hoạt: Uống nhiều nước, vệ sinh vùng kín đúng cách. Tránh nhịn tiểu để hỗ trợ quá trình điều trị.

dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu

Bệnh viện JW điều trị bệnh lý được thực hiện theo phác đồ chuẩn y khoa

Lời kết

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả. Bằng cách duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách, uống đủ nước và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng như trên, hãy đến Bệnh viện JW để được bác sĩ chuyên điều trị bệnh thăm khám. Và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 09.6868.1111 để được tư vấn nhé!

 

 

Bệnh viện JW Hàn Quốc