Nhiều chị em rất quan tâm đến vấn đề sụn nâng mũi loại nào tốt. Vì sụn nâng mũi có rất nhiều loại và sử dụng tùy vào tình trạng mũi. Cần hiểu đúng để chọn được chất liệu tương ứng mới mang lại vẻ đẹp hiệu quả dài lâu.
Sụn nâng mũi sử dụng trong thẩm mỹ là gì?
Sụn nâng mũi chính là một vật liệu quan trọng trong ngành thẩm mỹ với nhiều công dụng. Bác sĩ có thể sử dụng chúng để làm cao phần sống mũi hoặc có thể làm đầy đầu mũi. Nhờ vậy mũi có thể đạt được tỷ lệ vàng cân xứng hoàn hảo với khuôn mặt. Chất liệu sụn nâng mũi hoàn toàn có thể sử dụng để khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm về mũi. Giải quyết triệt để những dáng mũi “xấu”, trụ mũi được dựng, sống mũi được nâng cao.
Sụn nâng mũi trong phẫu thuật thẩm mỹ
Có rất nhiều loại sụn nâng mũi được sản xuất ra với ưu nhược điểm khác nhau. Nhằm phục vụ cho sự phát triển hưng thịnh của ngành công nghệ thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn loại phù hợp với từng trường hợp mũi. Cần phải biết cách chọn chất liệu sản xuất tương thích với cơ thể. Như vậy mới có thể tránh được tình trạng đào thải dẫn đến biến chứng. Cùng tìm hiểu sụn nâng mũi loại nào tốt ngay dưới đây nhé
Có bao nhiêu loại sụn nâng mũi hiện nay trên thị trường?
Có 2 loại sụn phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay có 2 loại sụn nâng mũi chính là sụn nâng mũi vật liệu nhân tạo và vật liệu tự thân:
- Sụn nhân tạo: Được tạo thành từ những nguồn nguyên liệu nhân tạo nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Vẫn có độ tương thích với cơ thể nếu như đó là sản phẩm tốt. Khả năng thích ứng cao lên đến 90% đối với sụn nhân tạo được làm bởi công nghệ hiện đại. Chúng có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian rất dài. Trung bình từ 3-15 năm sau khi cấy ghép mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sụn tự thân: Đây là loại vật liệu rất hot đang làm mưa làm gió trong lĩnh vực làm đẹp dạo thời gian gần đây. Điểm đặc biệt của chúng là được lấy từ chính cơ thể của khách hàng muốn nâng mũi. Dễ dàng tránh được các tình trạng bị đào thải. Bền vững theo thời gian, có thể tồn tại vĩnh viễn. Có độ tương thích với cơ thể là tuyệt đối 100%.
So sánh ưu nhược điểm của sụn nâng mũi tự thân và sụn nhân tạo
Nâng mũi bằng chất liệu tốt mũi vẫn rất tự nhiên
Ưu và nhược điểm của sụn tự thân
Ưu điểm: Vì là được lấy từ chính cơ thể của khách hàng nên loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ gây biến chứng hậu nâng mũi. Hoàn toàn không hề xảy ra hiện tượng đào thải hay dị ứng. Những nhược điểm ở sụn nhân tạo như lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi,.. Sẽ không gặp ở chất liệu sụn tự thân này. Ngoài ra dáng mũi vô cùng tự nhiên không hề cứng nhắc, cao một cách mềm mại.
Nhược điểm: Gía thành để nâng mũi bằng chất liệu sụn tự nhiên rất cao. Vì quá trình thực hiện rất cần sự khéo léo của bác sĩ, ca phẫu thuật sẽ phức tạp hơn. Bởi trước khi phẫu thuật nâng mũi còn phải thực hiện cuộc phẫu thuật khác là lấy sụn. Dẫn đến thời gian thực hiện sẽ diễn ra lâu hơn cuộc thẩm mỹ bình thường và kéo theo đó là thời gian phục hồi cũng lâu hơn. Nhược điểm khác là không phải ai cũng đủ sụn để phẫu thuật nâng mũi.
Ưu và nhược điểm của sụn nhân tạo
Ưu điểm: Để có thể giải quyết hết tất cả khuyết điểm của mũi thì loại sụn này có độ bên và chắc cần thiết. Được đánh giá là thực hiện đơn giản hơn sụn tự thân rất nhiều. Chỉ can thiệp đặt sụn vào khoang mũi nên giảm áp lực kinh tế cho khách hàng. Đa dạng chủng loại, kích thước, độ bền cũng rất cao không thua kém sụn tự thân nếu như sử dụng chất liệu tốt.
Nhược điểm: Chỉ phù hợp với đối tượng nào ít gặp khuyết điểm về mũi. Nếu mũi tẹt muốn nâng cao mũi ở mức vừa phải thì có thể sử dụng được. Tuy nhiên nét đẹp có phần không tự nhiên, hơi cứng nhắc và không mềm mại. Rủi ro kích ứng, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi là rất cao chưa kể đến trường hợp bị hoại tử mũi nếu chọn không đúng loại sụn nâng mũi tốt.