Ngày nay, nhằm phục vụ cho việc điều trị niềng răng đạt kết quả tối ưu nhất, các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng cũng được ra đời và sử dụng rộng rãi. Một trong những khí cụ không thể thiếu đó là các loại thun niềng răng. Vậy chúng có mấy loại? Và tác dụng của từng loại? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Khái niệm
Niềng răng – bao gồm các mắc cài được gắn vào răng bằng chất kết dính nha khoa và dây cung linh hoạt được giữ vào mắc cài bằng các mô-đun nhựa màu hoặc trong suốt – hoạt động bằng cách nhẹ nhàng tạo áp lực lên răng để dần dần di chuyển chúng vào đúng vị trí. Trong một số trường hợp, dây thun chỉnh nha (đôi khi được gọi là dây cao su) được sử dụng để tạo thêm áp lực theo một hướng cụ thể nhằm di chuyển từng răng hoặc một nhóm răng và thường được sử dụng để cải thiện khớp cắn của bạn.
Các loại thun niềng răng có công dụng gì?
Trong chỉnh nha, thun thường được sử dụng để điều chỉnh khớp cắn và xếp đều răng. Hoặc cố định mắc cài và dây cung trên răng, tạo khoảng trống giữa các răng. Và rất quan trọng trong giai đoạn điều trị cố định khớp cắn. Các dải này trải dài trên các móc nhỏ ở trên và dưới của mắc cài. Hoặc trên các nút nhỏ trong suốt được gắn vào một số răng nếu bạn đang đeo khay trong suốt. Nếu được đeo thường xuyên, những dây thun nhỏ này sẽ tạo áp lực ổn định cần thiết để đưa răng vào đúng vị trí. Không phải tất cả mọi người đều cần đeo tất cả các loại dây chun khi niềng. Vì nó phụ thuộc vào tình trạng sắp xếp hàm hiện tại và những gì bác sĩ chỉnh nha chỉ định dựa trên các mẫu răng và phương pháp điều trị được đề xuất.
Các loại thun niềng răng này thường được làm từ mủ cao su y tế, an toàn khi tiếp xúc với miệng của bạn. Nhưng cũng có những lựa chọn không chứa mủ cao su. Tuy nhiên, chúng không phải là dây thun hoặc dây buộc tóc thông thường! Vì thế bạn không nên tự sử dụng loại dây khác thay thế mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉ định loại và hướng dẫn cách đeo dây thun phù hợp với tình trạng của bạn.
Các loại thun phổ biến nhất trong niềng răng
Thun đơn
Đây là loại chun phổ biến nhất mà ai khi sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống hầu như đều sẽ sử dụng xuyên suốt. Các thun đơn được sử dụng để cố định mắc cài và dây cung trên răng. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tái khám và thay chun vì loại dây chun này dễ bị ố vàng sau thời gian ngắn (khoảng 1 tháng) và thay đổi kích thước. Nếu không thay chun, các dây cung sẽ bị lỏng và khiến răng dịch chuyển về những vị trí không mong muốn. Vì vậy, bạn cần thay chun theo lịch hẹn của bác sĩ.
Thun đơn đa dạng màu sắc thường được các bạn trẻ ưa chuộng
Loại thun này có đa dạng các màu sắc để bạn có thể lựa chọn màu yêu thích. Từ đó, khiến cho việc niềng răng trở nên vui vẻ, thời thượng hơn. Tuy nhiên, việc vệ sinh răng miệng vì thế cùng khó khăn hơn.
Đặc biệt, với phương pháp niềng răng trong suốt AI, bạn sẽ không cần sử dụng loại chun này. Vì phương pháp này sử dụng dạng khay niềng trong suốt tháo lắp. Nên sẽ không cần sử dụng mắc cài, dây cung và cả thun đơn.
Thun chuỗi
Được dùng để đóng các khoảng trống giữa các răng hoặc không để khoảng trống rộng thêm. Có nhiều loại chun chuỗi tuỳ theo độ dài và lực siết.
Thun chuỗi giúp thu hẹp khoảng cách giữa các răng
Đây là khí cụ cần thiết khi niềng răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần đeo loại chun này. Tương tự chun đơn, phương pháp niềng răng trong suốt AI cũng không cần sử dụng loại chun này.
Thun liên hàm
Thun liên hàm thường được sử dụng để căn chỉnh khớp cắn
Loại chun này chủ yếu được sử dụng để điều chỉnh khớp cắn. Có 3 loại thun liên hàm như sau:
- Thun liên hàm loại I. Dùng để thu hẹp khe hở giữa các răng. Những dây chun này chạy từ móc hàm trên thứ 1 hoặc thứ 2 đến móc răng nanh trên.
- Thun liên hàm loại II. Được sử dụng để giảm độ nhô quá mức bằng cách kéo răng trên. Và di chuyển răng dưới về phía trước.
- Thun liên hàm loại III. Được sử dụng để điều chỉnh khớp cắn ngược bằng cách kéo lùi răng dưới và đẩy răng trên lên.
Thun tách kẽ
Có thể nói, loại thun này là “nỗi ám ảnh” ban đầu đối với các bạn mới niềng răng. Chúng được sử dụng để tạo các khe hở giữ các răng. Và chủ yếu là giữa các răng hàm. Nhằm tạo khoảng cách để đặt mắc cài hoặc đặt khâu vào răng.
Thun tách kẻ được sử dụng để đặt giữa các răng hàm
Thời gian đặt thun tách kẽ có thể từ 7-14 ngày. Thông thường việc đặt thun tách kẽ được diễn ra trước khi gắn mắc cài. Lúc này các chân răng vẫn còn cứng, nên việc đặt thun tách kẽ để tạo khoảng trống sẽ gây đau, ê răng khi nhai. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày.
Lưu ý, những loại chun mà bệnh viện JW liệt kê phía trên đều cần sự chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự thay đổi loại thay thế, tự đeo, tháo mà không có sự hướng dẫn. Những loại chun này có thể ảnh hưởng đến kết quả niềng răng cuối cùng của bạn. Bên cạnh đó, đối với chun liên hàm, bạn cũng cần đeo đúng thời gian mà bác sĩ chỉnh nha yêu cầu để đặt được kết quả tối ưu.
Để tư vấn lộ trình niềng răng, đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện JW Hàn Quốc, Quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline:0968681111 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.