Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024. Với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.
Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện Công văn số 6678/BYT-UBQG50 ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Bộ Y tế. Cơ quan Thường trực thuộc Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024. Từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm 2024 với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024, cụ thể như sau:
Chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS
Tăng cường sự quan tâm của các nhà lãnh đạo. Các nhà hoạch định chính sách cùng toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Đầy mạnh cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS. Dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện HIV, điều trị sớm HIV/AIDS. Và đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV hướng tới. Tăng tiếp cận dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Và người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV. Tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Nội dung, hình thức truyền thông
1. Đối tượng truyền thông:
Đối tượng được lựa chọn tùy vào đặc điểm, tính chất hoạt động của từng đơn vị, quận, huyện, thành phố Thủ Đức gồm:
– Người dân nói chung;
Chung tay đẩy lùi những nguy cơ mắc HIV/AIDS
– Lãnh đạo các cấp Thành phố, quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn; cán bộ các ngành; cán bộ y tế,..;
– Người nhiễm HIV, người thân của họ, các nhóm người có hành vi nguy cơ cao (người nghiện chích ma túy, người bán dâm,…);
– Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ;
– Công nhân, người di biến động, lao động nhập cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà trọ,…;
– Học sinh, sinh viên
2. Nội dung truyền thông
Tùy từng đối tượng để lựa chọn các nội dung thực hiện hoạt động phòng, chống HIV phù hợp, cụ thể như sau:
– Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh: Dịch tập trung trong các nhóm quần thể nguy cơ cao, cảnh báo nguy cơ gia tăng lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), đặc biệt MSM tuổi vị thành niên.
– Tư vấn và xét nghiệm HIV: quảng bá các mô hình tư vấn, xét nghiệm HIV: xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV, xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV. Chiến lược xét nghiệm dựa vào mạng lưới người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Đẩy lùi nguy cơ mắc HIV/AIDS
Kết luận
Vậy nên, việc triển khai Tháng hành động phòng chống HIV/AIDS phải được tiến hành. Và bảo đảm hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Giúp giảm tác hại và đẩy lùi nguy cơ mắc HIV/AIDS.
Bộ Y tế (Cơ quan thường trực về lĩnh vực phòng, chống AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm) đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, đơn vị.