Tiểu rắt là vấn đề sức khỏe phổ biến đối với nam giới hiện nay. Tác động từ các triệu chứng sinh hoạt hằng ngày, ăn uống và gây ra vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.
Tiểu rắt, tiểu buốt là gì?
Bệnh lý là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu rất ít, thường kèm theo cảm giác khó chịu. Trong khi đó, tiểu buốt là cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu. Bệnh lý có thể kéo dài từ bàng quang xuống niệu đạo.
Ở nam giới, tình trạng tiểu buốt nam giới không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe.
Bệnh lý xảy ra kèm theo triệu chứng đau rát, khó chịu khi đi tiểu
Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nam giới
Bệnh lý có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Do vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Viêm tuyến tiền liệt: Gây áp lực lên bàng quang, dẫn đến tiểu rắt.
- Sỏi đường tiết niệu: Cản trở dòng chảy nước tiểu, gây tiểu buốt.
- Hẹp niệu đạo: Làm chậm dòng nước tiểu, dẫn đến cảm giác buốt rát.
- Bệnh lây qua đường tình dục: Lậu, chlamydia có thể gây viêm nhiễm đường tiểu.
- Tiểu đường: Làm suy giảm chức năng bàng quang, gây rối loạn tiểu tiện.
Triệu chứng tiểu rắt ở nam giới
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh lý như sau:
- Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít.
- Cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
- Đau vùng bụng dưới hoặc vùng thắt lưng.
- Nước tiểu có màu đục, có mùi hôi hoặc lẫn máu.
- Sốt, ớn lạnh (trong trường hợp nhiễm trùng nặng).
Đi tiểu nhiều lần, cảm giác đau buốt, đau vùng bụng, nước tiểu có màu đục
Điều trị tiểu rắt ở nam giới thế nào?
1. Điều trị bằng thuốc
- Kháng sinh: Dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Thuốc chống viêm: Giảm sưng viêm tuyến tiền liệt.
- Thuốc giãn cơ bàng quang: Giúp cải thiện tình trạng đi tiểu rắt.
2. Can thiệp y khoa
- Nội soi bàng quang: Tiến hành kiểm tra và xử lý sỏi tiết niệu.
- Phẫu thuật tuyến tiền liệt: Áp dụng khi có phì đại tuyến tiền liệt nghiêm trọng.
Tiến hành phẫu thuật đối với tình trạng phì đại tuyến tiền liệt nghiêm trọng
3. Điều trị tại nhà
- Uống nhiều nước giúp đào thải vi khuẩn.
- Tránh thực phẩm cay nóng, rượu bia gây kích thích bàng quang.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Khi nào thăm khám bác sĩ nam khoa
Nam giới nên gặp bác sĩ nam khoa khi có các triệu chứng sau đây:
- Tiểu rắt, tiểu buốt kéo dài trên 3 ngày.
- Đau bụng dưới dữ dội kèm theo sốt kéo dài.
- Nước tiểu có màu bất thường hoặc có máu.
- Quan hệ tình dục đau rát, suy giảm chức năng sinh lý.
Cách phòng ngừa tiểu rắt, tiểu buốt
Phòng ngừa bệnh lý không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu lâu dài. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
- Uống đủ nước mỗi ngày: Sẽ giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu. Mỗi người cần uống khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày tùy vào tình trạng cơ thể.
- Vệ sinh cơ thể đúng cách: Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là khu vực vùng kín. Với nam giới, nên rửa sạch khu vực sinh dục và hậu môn hàng ngày, tránh để vi khuẩn phát triển.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ cay nóng: Các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng bàng quang, làm tăng cảm giác buốt rát khi đi tiểu.
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục. Thăm khám định kỳ nếu không quan hệ tình dục an toàn và phát hiện bệnh lây nhiễm.
Uống đủ nước mỗi ngày, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn
Điều trị bệnh lý tiểu rắt tại Bệnh viện JW
Bệnh viện JW cam kết mang đến các phương pháp điều trị bệnh lý đạt hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất đạt chuẩn y khoa. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh lý tại JW:
1. Chẩn đoán chính xác với công nghệ đạt chuẩn y khoa:
- Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tiết niệu sẽ giúp phát hiện chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý. JW sử dụng hệ thống xét nghiệm và máy móc đạt chuẩn y khoa, đảm bảo kết quả nhanh chóng và chính xác.
- Công nghệ chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt. Hoặc các bệnh lý khác có thể gây tắc nghẽn đường tiểu.
Tiến hành xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tiết niệu để chẩn đoán bệnh lý
2. Điều trị nội khoa
- Kháng sinh và thuốc điều trị: Dựa trên kết quả cấy nước tiểu, các bác sĩ tại JW chỉ định các loại kháng sinh và thuốc giảm đau. Giảm viêm thích hợp để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu và các vấn đề viêm nhiễm liên quan.
- Thuốc giãn cơ và chống viêm: Các loại thuốc giãn cơ giúp làm giảm sự co thắt bàng quang, giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt.
3. Điều trị can thiệp y khoa
- Nội soi bàng quang và niệu đạo: Đối với các trường hợp sỏi hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu. Bệnh viện JW áp dụng phương pháp nội soi, chẩn đoán và điều trị không gây đau đớn.
- Phẫu thuật tuyến tiền liệt: Đối với bệnh nhân mắc phì đại tuyến tiền liệt, phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt. Đây là biện pháp điều trị hiệu quả để giải quyết tình trạng tiểu rắt do tắc nghẽn.
Bệnh viện JW sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn
4. Điều trị tự nhiên
Ngoài điều trị bằng thuốc, Bệnh viện JW khuyến khích bệnh nhân uống đủ nước. Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, và thực hiện các bài tập bàng quang để tăng cường chức năng tiểu tiện.
Lời kết
Tiểu rắt, tiểu buốt ở nam giới không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy chủ động thăm khám tại Bệnh viện JW để được tư vấn và điều trị kịp thời. Liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 09.6868.1111 để đặt lịch thăm khám nhé!