Bệnh lý thận là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Nhưng lại thường bị bỏ qua do triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Cùng Bệnh viện JW tìm hiểu thông tin sau đây nhé!
Bệnh lý thận là gì?
Đây là tình trạng suy giảm chức năng thận, khiến cơ quan này không thể lọc máu và đào thải độc tố hiệu quả. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thận có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, buộc bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Dấu hiệu sớm của bệnh thận là gì?
- Tiểu nhiều về đêm, tiểu ít hoặc tiểu ra máu
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài, chán ăn
- Phù chân, tay, sưng mặt
- Da khô, ngứa, sạm màu
- Hơi thở có mùi hôi, cảm giác buồn nôn
Bệnh thận sẽ khiến cơ quan không lọc máu và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
Những câu hỏi thường gặp về bệnh thận?
Bệnh thận có gây đau không? Đau ở vị trí nào?
Bệnh thận có thể gây đau lưng dưới, đau vùng mạn sườn hoặc vùng hông. Đặc biệt là khi có sỏi thận hoặc viêm nhiễm.
Tiểu nhiều hoặc tiểu ít có phải dấu hiệu bệnh lý thận không?
- Tiểu nhiều vào ban đêm có thể do suy giảm chức năng lọc của thận.
- Tiểu ít hoặc nước tiểu có màu sẫm là dấu hiệu thận không đào thải được chất lỏng và độc tố ra khỏi cơ thể.
Nước tiểu có bọt, màu đục có phải dấu hiệu suy thận không?
Đúng. Nước tiểu có bọt hoặc màu đục có thể do lượng protein rò rỉ từ thận. Đây chính là dấu hiệu của viêm cầu thận hoặc suy thận.
Nước tiểu có nhiều bọt đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh thận
Bệnh thận có gây phù chân, tay không? Vì sao?
Phù chân, tay xảy ra khi thận không thể lọc và đào thải chất lỏng dư thừa. Gây tích tụ nước bên trong cơ thể, khiến cơ thể bị phì đại.
Mệt mỏi kéo dài có liên quan đến bệnh thận không?
Bệnh thận làm suy giảm khả năng sản xuất hormone erythropoietin. Gây thiếu máu và dẫn đến mệt mỏi kéo dài, chóng mặt.
Bệnh lý khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, chóng mặt kéo dài trong một thời gian
Hơi thở có mùi lạ có phải dấu hiệu bệnh thận?
Khi thận không đào thải được chất độc, lượng ure trong máu tăng cao. Sẽ gây mùi hôi ở miệng, có thể kèm theo vị kim loại trong miệng.
Ngứa da, da sạm màu có phải do thận yếu?
Đúng. Khi thận hoạt động kém, độc tố tích tụ trong máu sẽ gây ngứa da, phát ban và da sạm màu. Nhìn vào bạn sẽ phát hiện ra tình trạng bất thường và nên thăm khám bác sĩ.
Làn da bắt đầu ngứa, phát ban, da sạm màu bất thường nên thăm khám bác sĩ
Các phương chẩn đoán bệnh lý thận
Bệnh thận được chẩn đoán bằng cách nào?
Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm thận, sinh thiết thận để đánh giá tình trạng thận.
Xét nghiệm máu và nước tiểu có giúp phát hiện sớm bệnh thận không?
Có. Xét nghiệm giúp kiểm tra chỉ số creatinin, ure, protein niệu. Từ đó xác định chức năng lọc của thận và tìm ra hướng điều trị hợp lý.
Chỉ số creatinine và eGFR nói lên điều gì về chức năng thận?
- Creatinine cao: Chứng tỏ thận lọc máu kém
- eGFR (Mức lọc cầu thận): Nếu <60ml/phút, bạn có nguy cơ mắc bệnh thận
Xét nghiệm máu sẽ phát hiện bệnh lý và kiểm tra chỉ số creatinin, ure, protein niệu
Siêu âm thận có phát hiện được bệnh không?
Siêu âm giúp phát hiện sỏi thận, viêm thận, nang thận hoặc teo thận, từ đó hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác.
Sinh thiết thận là gì? Khi nào cần thực hiện?
Sinh thiết thận giúp kiểm tra tổn thương mô thận, thường áp dụng trong các trường hợp viêm thận nặng. Hoặc suy thận không rõ nguyên nhân nên chúng ta cần phải được thăm khám kỹ lưỡng.
Phương pháp điều trị bệnh thận
- Thay đổi chế độ ăn uống, giảm muối, tăng cường rau xanh
- Dùng thuốc kiểm soát huyết áp, tiểu đường (nếu có)
- Lọc máu hoặc ghép thận trong trường hợp suy thận giai đoạn cuối
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất phù hợp với cơ thể
Khi nào cần lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo?
- Khi chức năng thận suy giảm nghiêm trọng (eGFR <15ml/phút).
- Khi bệnh nhân gặp tích tụ chất lỏng, kali cao, tăng huyết áp khó kiểm soát.
Ghép thận là gì? Ai có thể ghép thận?
- Ghép thận là phương pháp thay thế thận bị suy bằng thận khỏe mạnh từ người hiến tặng.
- Đối tượng phù hợp: Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối dưới 65 tuổi. Không mắc bệnh ung thư hoặc nhiễm trùng mạn tính.
Ghép thận là phương án cuối cùng thay thận bị suy bằng thận khỏe mạnh
Có phương pháp nào giúp phục hồi chức năng thận không?
Hiện chưa có phương pháp phục hồi hoàn toàn chức năng thận. Nhưng kiểm soát huyết áp, chế độ ăn uống hợp lý và dùng thuốc đúng cách có thể làm chậm quá trình suy thận.
Lời kết
Bệnh lý thận là một bệnh rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc lựa chọn chạy thận hay ghép thận tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Sức khỏe tổng thể và điều kiện kinh tế của bệnh nhân.
Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu bệnh lý này hãy liên hệ với chúng tôi qua số