logo-png-benhvienjw
sdt

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thế nào?

Hiện nay, có khoảng 80% nguyên nhân gây viêm họng do virus lây ra. Người bệnh có thể tự chữa trị ở nhà nếu chăm sóc bản thân và sức đề kháng tốt. Cùng tìm hiểu thông tin sau đây nhé!

Bệnh viêm họng là gì?

Đây là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm, gây đau rát, khó chịu và có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, nói chuyện. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc khi hệ miễn dịch suy yếu.

Dựa vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bệnh lý được chia thành 2 loại chính:

  • Viêm họng cấp tính: Thường kéo dài dưới 7 ngày, nguyên nhân chủ yếu do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.
  • Viêm họng mãn tính: Xảy ra khi bệnh lý kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Có thể do yếu tố môi trường hoặc bệnh lý liên quan.

viem-hong

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm, gây đau rát, khó chịu

Nguyên nhân gây ra viêm họng?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý, trong đó phổ biến nhất gồm:

Nhiễm virus và vi khuẩn

  • Virus cúm, virus cảm lạnh, virus Epstein-Barr gây bạch cầu đơn nhân.
  • Vi khuẩn Streptococcus nhóm A – nguyên nhân gây viêm họng hạt.
  • Vi khuẩn bạch hầu hoặc liên cầu khuẩn có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

nguyen-nhan-viem-hong

Virus cúm, cảm lạnh, bạch hầu xâm nhập cổ họng và gây ra bệnh lý

Dị ứng và môi trường sống

  • Thời tiết lạnh, ô nhiễm không khí, khói bụi, hóa chất kích thích niêm mạc họng.
  • Dị ứng với phấn hoa, lông thú cưng hoặc thức ăn cũng có thể gây viêm họng kéo dài.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia làm tổn thương niêm mạc họng.
  • Uống nước đá hoặc ăn thực phẩm quá cay, nóng.

hut-thuoc-la

Hút thuốc lá nguyên nhân gây ra đau cổ họng và tổn thương niêm mạc

Các bệnh lý liên quan khác

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khiến axit từ dạ dày trào ngược lên họng, gây kích ứng.
  • Viêm amidan, viêm xoang kéo dài dẫn đến viêm họng mãn tính.

Triệu chứng thường gặp của viêm họng?

Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh, viêm họng có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau rát họng, khó nuốt: Cảm giác vướng khi nuốt, đau hơn khi nói chuyện.
  • Ho khan hoặc ho có đờm: Ho kéo dài, đặc biệt về đêm khi ngủ.
  • Khàn tiếng hoặc mất giọng: Xảy ra khi bệnh lý ảnh hưởng đến dây thanh quản.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao: Phổ biến khi bệnh ly do vi khuẩn gây ra.
  • Sưng đỏ vùng họng, amidan: Quan sát thấy họng sưng đỏ, có đốm trắng nếu nhiễm khuẩn.
  • Hơi thở có mùi hôi: Thường gặp trong viêm họng mãn tính hoặc viêm họng hạt

viem-co-hong

Cảm giác nuốt nước miếng đau, sưng đỏ và tình trạng ho có đờm kéo dài

Những biến chứng có thể xảy khi không điều trị sớm

Nếu không điều trị đúng cách, bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm họng hạt: Khi các mô lympho ở thành họng bị viêm lâu ngày, tạo thành hạt nhỏ gây ngứa rát cổ họng.
  • Viêm amidan: Nhiễm khuẩn họng có thể lây lan, khiến amidan sưng to, đau đớn.
  • Viêm thanh quản: Khi bệnh lý bắt đầu lan xuống thanh quản, gây khàn tiếng hoặc mất giọng.
  • Nhiễm trùng tai giữa: Vi khuẩn từ họng có thể lan sang tai, gây viêm tai giữa.
  • Viêm cầu thận, thấp khớp cấp: Nếu bệnh lý kéo dài do liên cầu khuẩn nhóm A không được điều trị kịp thời.

Cách chữa viêm họng hạt không cần kháng sinh

Nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Một số phương pháp giúp giảm triệu chứng hiệu quả bao gồm:

Biện pháp tự nhiên tại nhà

  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Giúp sát khuẩn, giảm viêm và làm dịu cổ họng.
  • Uống trà gừng, mật ong, chanh: Kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu họng và giảm ho.
  • Xông hơi với tinh dầu bạc hà hoặc tràm: Giảm nghẹt mũi và giữ ẩm đường hô hấp.

uong-tra-gung

Uống trà gừng sẽ giúp kháng khuẩn tự nhiên và làm dịu tình trạng đau rát

 Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Uống nhiều nước ấm, tránh đồ uống lạnh.
  • Hạn chế thực phẩm cay, nóng, đồ chiên rán gây kích ứng họng.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

  • Paracetamol hoặc ibuprofen giúp hạ sốt, giảm đau họng.
  • Viên ngậm bạc hà giúp làm dịu cơn đau rát họng.

su-dung-thuoc

Sử dụng thuốc và kẹo ngậm để giảm đau tình trạng bệnh lý

 Khi nào cần dùng kháng sinh?

Chỉ khi bệnh lý kéo dài do vi khuẩn (liên cầu khuẩn nhóm A), bác sĩ mới chỉ định dùng kháng sinh như penicillin, amoxicillin. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc.

Cách phòng ngừa viêm họng?

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, súc miệng bằng nước muối
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tiếp xúc những nơi đông người. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung vitamin C, uống đủ nước, ngủ đủ giấc.
  • Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết thay đổi.
  • Tránh khói thuốc lá, ô nhiễm không khí: Giúp bảo vệ đường hô hấp.

uong-du-nuoc

Bổ sung vitamin C, uống nhiều nước ấm giúp tăng cường miễn dịch 

Bệnh viện JW địa chỉ uy tín điều trị viêm họng 

Nếu tình trạng kéo dài hoặc có dấu hiệu biến chứng, bạn nên đến Bệnh viện JW để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.

  • Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giàu kinh nghiệm
  • Trang thiết bị chuẩn Y khoa và hỗ trợ chẩn đoán chính xác
  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa, hiệu quả cao

benh-vien-jw

Bệnh viện JW sở hữu đội ngũ chuyên khoa tai mũi họng giàu kinh nghiệm chuyên môn

Lời kết

Viêm họng không phổ biến nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thay vì lạm dụng kháng sinh, hãy ưu tiên các biện pháp tự nhiên và phòng ngừa sớm để bảo vệ sức khỏe.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh lý kéo dài, sử dụng thuốc nhưng không hết. Hãy liên hệ ngay với Bệnh viện JW qua số HOTLINE: 09.6868.1111. Để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời nhé!

 

Bệnh viện JW Hàn Quốc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Banner cho danh mục Tai mũi họng