Người phụ nữ 37 tuổi tại TP.HCM chi 205 triệu đồng nâng mũi không dao kéo tại thẩm mỹ viện không đảm bảo an toàn. Nhận lại nhận cái kết mũi sưng đỏ, cứng như đá, hoại tử.
Biến chứng nguy hiểm từ nâng mũi không dao kéo
Một phụ nữ 37 tuổi tại TP.HCM đã trải qua cơn ác mộng sau khi thực hiện nâng mũi không dao kéo. Tại một cơ sở thẩm mỹ không phép với tổng chi phí lên đến 205 triệu đồng.
Chị đã bị lôi kéo bởi quảng cáo hấp dẫn: “Nâng mũi không xâm lấn, không để lại sẹo, sử dụng sụn sinh học lạnh 100% tương thích cơ thể”. Tuy nhiên, kết quả lại hoàn toàn trái ngược.
Chị chọn gói dịch vụ gồm:
- Nâng mũi: 60 triệu đồng.
- Tiêm “noãn cằm”: 25 triệu đồng.
- Thu gọn cánh mũi: 25 triệu đồng.

Cằm người phụ nữ bầm tím sau tiêm “noãn cằm” và đầu mũi sưng đỏ
Trong quá trình thực hiện, “bác sĩ” yêu cầu chị chi thêm 100 triệu đồng với lý do “mũi có nguy cơ lộ sóng”. Sau ca thẩm mỹ, chị đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng: mũi sưng đau, cằm lệch, vùng cằm và mắt bầm tím.
Tệ hơn, chị phải đến một bệnh viện thẩm mỹ uy tín để tháo bỏ sụn mũi. Một thanh silicone dạng chữ L bọc mô mỡ tự thân. Hậu quả để lại là sẹo ở vùng tiền đình mũi, cần điều trị lâu dài.
Điều đáng báo động là cơ sở này nằm trong danh sách đen của Sở Y tế, từng bị xử phạt vì hoạt động không phép. Quảng cáo sai sự thật và thiếu chứng chỉ hành nghề. Vụ việc này là lời cảnh tỉnh cho những ai đang bị thu hút bởi các lời quảng cáo “nâng mũi không phẫu thuật” giá rẻ.
Rủi ro vì quảng cáo “nâng mũi không phẫu thuật”
Nhiều cơ sở thẩm mỹ lạm dụng cụm từ “nâng mũi không dao kéo” để thu hút khách hàng. Khiến họ lầm tưởng đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn. Thực tế, các kỹ thuật này thường bao gồm:
- Tiêm chất làm đầy: Sử dụng filler không rõ nguồn gốc, dễ gây xơ cứng, nhiễm trùng hoặc hoại tử.
- Đặt sụn nhân tạo: Dù quảng cáo “không dao kéo” việc đặt sụn (như silicone chữ L). Vẫn cần rạch và bóc tách chính là một dạng phẫu thuật.
- Thiếu quy trình chuẩn y khoa: Không gây tê, vô trùng hoặc hồi sức đúng cách. Dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cấp tính.

Sụn mũi silicone dạng chữ L của bệnh nhân được tháo ra ngoài
Ngoài ra, khách hàng thường bị ép phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện. Như trường hợp trên với khoản phí bất ngờ 100 triệu đồng. Nếu sụn được đặt sai vị trí hoặc không được tháo đúng kỹ thuật. Hậu quả có thể là sẹo vĩnh viễn, biến dạng mũi hoặc thậm chí hoại tử.
Những cơ sở thiếu uy tín thường không công khai thông tin về bác sĩ. Vật liệu sử dụng hoặc quy trình thực hiện. Điều này khiến khách hàng dễ rơi vào bẫy của các dịch vụ kém chất lượng, gây tổn hại cả về sức khỏe lẫn tài chính.
Kỹ thuật nâng mũi chính quy
Theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Tổng giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc cho biết. Sụn silicone là một trong những loại vật liệu nâng mũi an toàn. Đòi hỏi phải chọn loại chất lượng, độ dày mỏng phù hợp với da và cấu trúc mũi từng người
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nâng mũi không phẫu thuật hoặc nâng mũi cấu trúc. Cần được thực hiện đúng quy trình y khoa với những điều quan trọng sau đây
- Sử dụng vật liệu chất lượng: Sụn silicone là lựa chọn phổ biến, nhưng phải là loại silicone dẻo mềm. Đạt chuẩn y tế, với độ dày phù hợp với cấu trúc mũi và độ mỏng của da từng người. Ngoài ra, sụn tự thân (lấy từ sụn tai hoặc sụn vách ngăn) thường được ưu tiên cho 1/3 đầu mũi. Để tạo dáng tự nhiên và giảm nguy cơ lộ sóng.
- Kỹ thuật bóc tách chính xác: Bác sĩ cần thực hiện bóc tách đúng lớp, tránh làm tổn thương các mô xung quanh. Đảm bảo sụn được đặt ổn định và không gây biến chứng.
- Kết hợp sụn tự thân và nhân tạo: Trong nâng mũi cấu trúc, 1/3 đầu mũi thường dùng sụn tự thân để tạo độ mềm mại. Trong khi 2/3 phần thân mũi sử dụng sụn nhân tạo để định hình dáng mũi cao, thanh thoát.

Nâng mũi không phẫu thuật cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn
Những kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn y tế thực hiện. Để đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật nâng mũi.
Hãy làm đẹp một cách thông minh và an toàn
Để tránh rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang” như câu chuyện trên. Bạn cần lưu ý những điều sau khi quyết định nâng mũi không dao kéo hoặc bất kỳ dịch vụ thẩm mỹ nào:
- Chọn cơ sở uy tín: Chỉ thực hiện tại các bệnh viện hoặc phòng khám có giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp.
- Kiểm tra trình độ bác sĩ: Bác sĩ thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
- Yêu cầu minh bạch: Dịch vụ cần có bảng giá niêm yết, hợp đồng rõ ràng và hồ sơ bệnh án đầy đủ. Hãy tránh các cơ sở mập mờ về chi phí hoặc ép phát sinh chi phí giữa chừng.
- Cảnh giác với quảng cáo giá rẻ: Các lời mời chào “nâng mũi không phẫu thuật giá rẻ” thường ẩn chứa rủi ro. Như sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc thực hiện bởi người không đủ trình độ.
Làm đẹp là hành trình nâng cao giá trị bản thân, nhưng cần được thực hiện đúng nơi, đúng người và đúng quy trình. Đừng để những lời quảng cáo hoa mỹ đánh đổi sức khỏe và nhan sắc của bạn.



Bác sĩ Tú Dung cấp cứu thành công rất nhiều trường hợp biến chứng do nâng mũi silicone
Lời kết
Câu chuyện về người phụ nữ chi 205 triệu đồng để nâng mũi không dao kéo. Nhưng phải tháo sụn gấp vì hoại tử là bài học đắt giá cho tất cả chúng ta. Nâng mũi không phẫu thuật chỉ an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.
Trước khi làm đẹp, hãy tìm hiểu kỹ về cơ sở, bác sĩ và quy trình để tránh biến chứng nguy hiểm. Tại JW bác sĩ Tú Dung đã cấp cứu và điều trị thành công rất nhiều trường hợp mũi biến chứng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE:09.6868.1111 hoặc đăng ký để đặt lịch thăm khám trực tiếp nhé!