logo-png-benhvienjw
sdt

11+ Câu hỏi thường gặp về bệnh lý thoát vị đĩa đệm 

Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu nhận biết và giải đáp 11 câu hỏi về bệnh lý thường gặp. Cùng Bệnh viện JW tìm hiểu thông tin sau đây nhé!

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đây là tình trạng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị tổn thương, khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống của chúng ta. Điều này gây ra đau nhức, tê bì, thậm chí yếu cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh lý thường xảy ra ở vùng thắt lưng hoặc cổ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở cột sống ngực. Tại Bệnh viện JW, các phương pháp chẩn đoán và điều trị. Sẽ giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả, giảm thiểu biến chứng.

thoat-vi-dia-dem

Bệnh lý gây ra tình trạng đau nhức, tê bì, yếu cơ và ảnh hưởng đến cuộc sống

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Bệnh lý có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Lão hóa tự nhiên: Theo thời gian, đĩa đệm mất nước và độ đàn hồi, dễ bị rách hoặc thoát vị.
  • Chấn thương: Tai nạn, ngã, hoặc nâng vật nặng sai tư thế có thể làm tổn thương đĩa đệm.
  • Tư thế sai: Ngồi lâu, cúi đầu thường xuyên, hoặc làm việc sai tư thế làm tăng áp lực lên cột sống.
  • Thừa cân: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây áp lực lên đĩa đệm, đặc biệt ở vùng thoát vị thắt lưng.
  • Yếu tố nghề nghiệp: Công việc đòi hỏi lặp lại động tác cúi, xoay hoặc mang nặng. Dễ dẫn đến tình trạng đĩa đệm bất ổn.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có cấu trúc cột sống yếu bẩm sinh, dễ bị thoát vị hơn.
nguyen-nhan-thoat-vi-dia-dem

Bệnh lý xảy ra với nhiều nguyên nhân: ngồi sai tư thế, béo phì, chấn thương, lão hóa xương

11 câu hỏi về bệnh lý thoát vị đĩa đệm thường gặp

Dưới đây là 11 câu hỏi phổ biến liên quan đến bệnh lý, sẽ giúp bạn nhận biết và hiểu rõ hơn:

1. Làm sao phân biệt thoát vị đĩa đệm với đau lưng thông thường?

Thoát vị đĩa đệmđau lưng cơ học (đau lưng thông thường) là hai tình trạng dễ nhầm lẫn nhưng có dấu hiệu nhận biết khác biệt:

Thoát vị đĩa đệm thường gây:

  • Đau lan xuống tay hoặc chân, tùy vị trí đĩa đệm bị tổn thương
  • Tê bì, yếu cơ, cảm giác châm chích do chèn ép rễ thần kinh
  • Cơn đau tăng khi vận động, ho hoặc ngồi lâu

Đau lưng thông thường:

  • Đau khu trú ở vùng lưng, không lan
  • Không kèm theo tê bì hoặc yếu cơ
  • Cải thiện rõ khi nghỉ ngơi hoặc chườm nóng

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên thăm khám tại Bệnh viện JW, nơi có đầy đủ máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cột sống.

2. Thoát vị đĩa đệm có gây tê tay, tê chân không?

Có. Tình trạng tê bì là biểu hiện điển hình của thoát vị đĩa đệm, do đĩa đệm bị lệch ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh:

  • Nếu thoát vị ở đốt sống cổ, người bệnh có thể bị tê tay, cánh tay, kèm theo yếu lực nắm hoặc mất cảm giác.
  • Nếu thoát vị ở vùng thắt lưng, thường gặp tình trạng tê chân, đau lan xuống mông hoặc gót chân.

Tê bì kéo dài cần được can thiệp sớm, vì để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm như teo cơ hoặc liệt vận động. Việc thăm khám chuyên khoa tại Bệnh viện JW giúp xác định chính xác nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

te-tay-chan

Bệnh lý xảy ra tình trạng tê bì tay chân thường kèm đau nhức lan tỏa xung quanh

3. Bệnh lý có gây yếu chân tay không?

Có, khi tình trạng đĩa đệm nghiêm trọng, chèn ép kéo dài có thể làm yếu cơ tay hoặc chân. Ảnh hưởng khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày. Nên thăm khám ,điều trị sớm để giúp giảm nguy tình trạng và cơ này.

4. Thoát vị đĩa đệm đa tầng, thắt lưng và cổ khác nhau như thế nào?

  • Thoát vị thắt lưng: Gây đau lưng dưới, đau lan xuống chân, tê bì hoặc yếu chân. Thường gặp ở người làm việc nặng.
  • Thoát vị cổ: Gây đau cổ, vai gáy, tê tay hoặc đau đầu. Phổ biến ở người ngồi văn phòng lâu.
  • Đa tầng: Xảy ra ở nhiều đoạn cột sống, phức tạp hơn, cần điều trị chuyên sâu.
thoat-vi-vung-co-va-lung

Thoát vị gây ra tình trạng đau nhức cổ vai gáy, kéo dài xuống vùng thắt lưng

5. Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực có nguy hiểm không?

Thoát vị ở ngực hiếm hơn nhưng có thể nguy hiểm nếu chèn ép tủy sống. Gây ra tình trạng đau ngực, khó thở hoặc yếu cơ.

Nhiều trường hợp nghiêm trọng làm tăng nguy cơ chèn ép rễ thần kinh xung quanh, dẫn đến yếu cơ, mất thăng bằng, khó đi lại và thậm chí gây tàn phế.

Cần chẩn đoán sớm để có hướng điều trị sớm phòng tránh tình trạng nặng hơn.

6. Làm sao để biết mình bị thoát vị xương khớp?

Các đấu hiệu nhận biết tình trạng thoát vị xương khớp như:

  • Đau lưng kéo dài
  • Tê bì tay
  • Yếu cơ, đau tăng khi vận động

Khi có các tình trạng trên nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện khám và chụp MRI để xác định chính xác tình trạng bệnh lý.

thoat-vi-xuong-khop

Đau lưng, tê tay chân, cơ yếu và đau nhức khi vận động mạnh

7. Có nên nằm nệm cứng khi bị thoát vị không?

Việc lựa chọn loại nệm phù hợp là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi thoát vị đĩa đệm. Nhiều người cho rằng nằm nệm cứng giúp hỗ trợ cột sống tốt hơn, tuy nhiên điều này không đúng với tất cả mọi người.

  • Nệm quá cứng có thể gây áp lực ngược lên vùng lưng và cột sống, khiến tình trạng đau nhức trầm trọng hơn, đặc biệt là vùng thắt lưng – nơi thường xảy ra thoát vị.
  • Nệm có độ đàn hồi vừa phải thường là lựa chọn tốt hơn. Loại nệm này giúp phân bổ trọng lượng cơ thể đều, giảm áp lực lên các vùng nhạy cảm như thắt lưng, đồng thời vẫn giữ được đường cong tự nhiên của cột sống.

Lưu ý: Trước khi thay đổi loại nệm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc vật lý trị liệu để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.

8. Có nên mang đai lưng khi bị thoát vị đĩa đệm không?

Đai lưng là dụng cụ hỗ trợ thường được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là giai đoạn cấp tính. Việc sử dụng đai đúng cách có thể giúp giảm đau, cố định vùng cột sống bị ảnh hưởng và hạn chế vận động sai tư thế.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng đai lưng. Việc đeo đai quá lâu hoặc quá thường xuyên có thể khiến các nhóm cơ quanh cột sống trở nên yếu đi do ít hoạt động, từ đó ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.
Giải pháp tốt nhất: Sử dụng đai lưng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tại Bệnh viện JW, các bác sĩ sẽ tư vấn thời gian và tần suất sử dụng đai phù hợp với từng giai đoạn bệnh, đảm bảo hiệu quả điều trị và phục hồi tối ưu.

deo-dai-lung

Đai lưng hỗ trợ giảm đau và cố định cột sống trong giai đoạn cấp tính

 

9. Có nên quan hệ vợ chồng khi mắc thoát vị đĩa đệm?

Trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm gây đau nhiều hoặc cấp tính, việc quan hệ tình dục có thể làm tăng áp lực lên cột sống, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.Do đó, nên hạn chế các hoạt động thể chất mạnh, bao gồm cả quan hệ vợ chồng, cho đến khi triệu chứng được kiểm soát.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về tư thế phù hợp và thời điểm có thể sinh hoạt tình dục an toàn.

10. Người trẻ có bị thoát vị đĩa đệm không?

Có. Thoát vị đĩa đệm không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà ngày càng phổ biến ở người trẻ, đặc biệt là:

  • Người làm việc văn phòng ngồi sai tư thế, ít vận động
  • Vận động viên, người tập gym quá sức hoặc sai cách
  • Người bị chấn thương do tai nạn hoặc chơi thể thao
  • Thói quen sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều gây áp lực lên đốt sống cổ

Phòng tránh sớm bằng tư thế đúng, rèn luyện cơ lưng, cổ và duy trì thói quen sống lành mạnh là cách hiệu quả giúp người trẻ hạn chế nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

11. Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?

Thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh lý di truyền hoàn toàn, nhưng yếu tố di truyền về cấu trúc cột sống yếu hoặc thoái hóa sớm trong gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, lối sống lành mạnh, tập luyện đúng cách và chế độ dinh dưỡng đầy đủ vẫn có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa, kể cả khi bạn có yếu tố di truyền.

thoat-vi-di-truyen

Cấu trúc cột sống yếu từ gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý

Lời kết

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Hiểu rõ dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và các câu hỏi thường gặp. Sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe cột sống. 
Bệnh viện JW tự hào cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị thoát vị với công nghệ đạt chuẩn y khoa. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE:09.6868.1111 hoặc đăng ký để được tư vấn trực tiếp nhé!

Bệnh viện JW Hàn Quốc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Banner cho danh mục Điều trị thoát vị