Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện trên cung hàm của trẻ. Đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và định hình khuôn mặt. Cùng Bệnh viện JW tìm hiểu thông tin nhé!
Răng sữa là gì?
Răng sữa là bộ răng tạm thời xuất hiện khi trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Gồm 20 chiếc răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới). Chúng sẽ đóng vai trò giúp trẻ:
- Giúp trẻ ăn nhai, phát triển cơ hàm.
- Hỗ trợ trẻ phát âm đúng.
- Duy trì không gian cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Răng sữa đối với trẻ là bộ răng tạm thời xuất hiện khi trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi
Khi nào bạn nên nhổ răng sữa cho trẻ?
Loại răng này, không tự rụng đúng thời điểm mà có thể gây cản trở. Quá trình răng vĩnh viễn mọc hoặc dẫn đến sai lệch khớp cắn. Thời điểm lý tưởng để nhổ răng là khi:
- Răng sữa lung lay mạnh: Khi răng vĩnh viễn đã mọc lên và đẩy răng lung lay rõ rệt.
- Răng không rụng đúng thời gian: Thông thường, răng bắt đầu rụng từ 6 tuổi và hoàn tất khi trẻ 12-13 tuổi. Nếu răng vẫn không rụng khi đã quá tuổi, cần nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
- Răng bị sâu nặng hoặc viêm nhiễm: Những răng này cần nhổ sớm để tránh lây lan vi khuẩn sang răng vĩnh viễn hoặc nướu.
- Răng mọc lệch, chèn ép nhau: Nhổ răng sớm giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và tránh lệch khớp cắn.
Khi trẻ gặp tình trạng răng lung lay, răng sâu, mọc chen chúc
Cách nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ
Nếu trẻ của bạn gặp tình trạng răng lung lay nhẹ và không đau. Phụ huynh có thể tự nhổ tại nhà theo các bước:
- Vệ sinh tay sạch sẽ: Rửa tay kỹ trước khi chạm vào răng trẻ.
- Dùng khăn sạch: Cầm chắc răng lung lay bằng khăn sạch, sau đó xoay nhẹ để răng rơi ra.
- Sát khuẩn vùng nướu: Sau khi nhổ răng, lau sạch vùng nướu bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Giảm đau cho trẻ: Cho trẻ ngậm gạc lạnh để giảm đau và sưng nếu cần.
Những lưu ý khi nhổ răng sữa
- Không nhổ quá sớm: Nếu răng của trẻ chưa lung lay đủ hay đau nhức. Việc nhổ sớm có thể làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
- Tránh dùng tay bẩn hoặc dụng cụ không vệ sinh: Điều này có thể gây nhiễm trùng cho trẻ.
- Không để trẻ tự nhổ răng: Trẻ có thể làm tổn thương nướu hoặc nuốt phải răng.
- Kiểm tra tình trạng sau nhổ: Theo dõi xem nướu có chảy máu kéo dài hay bị viêm không.
Phụ huynh hãy theo dõi răng miệng của trẻ, không để trẻ tự nhổ
Khi nào nên đưa trẻ đến nha khoa nhổ răng
Những trường hợp sau đây cần đưa trẻ đến nha khoa:
- Răng sữa không tự rụng: Khi răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng của trẻ vẫn không lung lay.
- Răng bị sâu nghiêm trọng: Khi răng bị sâu gây đau nhức hoặc sưng nướu.
- Răng mọc sai vị trí: Gây ảnh hưởng đến răng kế cận hoặc thẩm mỹ.
- Chảy máu nhiều sau khi nhổ răng tại nhà: Nếu không cầm máu được hoặc trẻ có dấu hiệu viêm nhiễm.
Chăm sóc cho trẻ sau nhổ răng thế nào?
Nhổ răng sữa là bước cần thiết để thay thế răng vĩnh viễn, nhưng quá trình này cũng có thể khiến trẻ khó chịu. Và dễ gặp biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để chăm sóc trẻ sau khi nhổ răng
Hạn chế chảy máu sau nhổ răng
- Cầm máu đúng cách: Sau khi nhổ răng, hãy đặt một miếng gạc sạch lên vị trí nhổ. Và yêu cầu trẻ cắn nhẹ trong khoảng 15-20 phút.
- Tránh làm tổn thương vùng nhổ răng: Không để trẻ chạm tay, lưỡi hoặc các vật khác vào vùng nướu vừa nhổ. Để tránh gây chảy máu lại hoặc nhiễm trùng.
Cho trẻ cắn bông gòn nhẹ trong khoảng 15-20 phút, không dùng lưỡi chạm lên răng
Chế độ ăn uống hợp lý
- Ưu tiên thức ăn mềm, dễ nuốt: Cho trẻ ăn cháo, súp hoặc sữa chua trong 1-2 ngày đầu. Sau nhổ răng để tránh kích ứng vùng nướu.
- Tránh thức ăn cứng và nóng: Thức ăn cứng có thể làm tổn thương vùng nướu. Trong khi thức ăn nóng dễ gây sưng tấy.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C. Để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ lành thương.
Giữ vệ sinh răng miệng
- Vệ sinh nhẹ nhàng: Dùng bàn chải lông mềm và tránh chải trực tiếp lên vùng nhổ răng trong vài ngày đầu.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Giúp sát khuẩn vùng nướu và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chỉ nên hướng dẫn trẻ súc miệng nhẹ nhàng, không nên dùng lực mạnh.
Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm, vệ sinh vết thương sau khi nhổ răng
Theo dõi dấu hiệu bất thường:
Phụ huynh cần quan sát trẻ sau nhổ răng sữa để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, như:
- Chảy máu kéo dài hơn 24 giờ.
- Sưng tấy hoặc đau nặng vùng nướu.
- Sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng (mủ, mùi hôi).
Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trên, cần đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Kết luận
Việc nhổ răng sữa đúng thời điểm và chăm sóc cẩn thận sẽ giúp quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Diễn ra được thuận lợi, đảm bảo hàm răng khỏe đẹp trong tương lai. Trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 09.6868.1111 để đặt lịch thăm khám răng cho trẻ nhé!