Một ly bia bao nhiêu nồng độ cồn?
Để có thể biết được 1 ly bia chứa bao nhiêu thì cần xác định được kích thước và loại bia dược sử dụng. Mỗi loại bia hiện tại trên thị trường thì đều có dung tích và độ cồn khác nhau .
Nồng độ cồn của các loại bia hiện tại
- Bia Sài Gòn xanh = 4,3%
- Bia 333 = 3,3%
- Bia Tiger nâu = 5%
- Heniken xanh = 5%
- Bia Strongbow = 4,5%
- Bia Huda = 4,7%
- Bia Việt Hà = 4%
- Bia Trúc Bạch = 5,1%
- Bia Hà Nội = 5,1% ,
- Bia Larue = 4,2%
Tính toán hàm lượng nồng độ cồn trong máu
Để tính được hàm lượng nồng độ cồn có trong máu sau khi uống bia thì có nhiều uống tố tác động và phụ thuộc như : giới tính, cân nặng, tốc độ tiêu hóa, và lượng bia đã tiêu thụ . Tuy nhiên để có thể ước tính được chúng ta đều có thể dựa vào công thức tính toán hàm lượng cồn có trong máu(BAC – Blood Alcohol Concentration) dự trên các thông số phổ biến sau.
Hình minh họa công thức BAC – Bệnh viện JW
Công thức tính BAC:
BAC (g/100ml) được tính theo công thức Widmark:
- A: Lượng cồn tiêu thụ (tính bằng ounce).
- W: Cân nặng cơ thể (tính bằng pound).
- r: Hệ số phân bố cồn (0.73 đối với nam, 0.66 đối với nữ).
- t: Thời gian kể từ khi bắt đầu uống (tính bằng giờ).
Thông số tham khảo
- Dung tích mỗi chai bia: 330ml.
- Nồng độ cồn trong bia: 5% (0.05).
- Cân nặng trung bình: Đối với nam là 70kg , Nữ là 60kg
- Phân bố cồn: Đối với nam là 0.73 , Nữ là 0.66
- Cồn trong mỗi chai:
Ta có phép tính nhứ sau
Lượng cồn nguyên chất (ounce)=Dung tích bia (ml) × Nồng độ cồn × Khối lượng riêng ÷ml/ounce
330ml × 0.05 × 0.789 / 29.5735 (ml) ≈ 0.46 ounce cồn/chai.
0.46 ounce (hay còn gọi là aoxơ) cồn/chai nghĩa là lượng cồn nguyên chất (ethanol) có trong mỗi chai bia có dung tích 330ml với nồng độ cồn là 5% (5% alcohol by volume – ABV). Con số này được dùng để tính nồng độ cồn trong máu (BAC) hoặc để xác định giới hạn an toàn khi uống.
Bảng tính tham khảo nam & nữ
Số chai | BAC (Nam, sau 1 giờ) | BAC (Nữ, sau 1 giờ) | Thời gian tự hết (giờ) |
---|---|---|---|
1 | 0.02 | 0.03 | 1.3 – 2.0 |
2 | 0.05 | 0.06 | 3.3 – 4.0 |
3 | 0.07 | 0.09 | 4.6 – 6.0 |
4 | 0.09 | 0.12 | 6.0 – 8.0 |
5 | 0.12 | 0.15 | 8.0 – 10.0 |
6 | 0.14 | 0.18 | 9.3 – 12.0 |
7 | 0.16 | 0.21 | 10.6 – 14.0 |
8 | 0.19 | 0.24 | 12.6 – 16.0 |
9 | 0.21 | 0.27 | 14.0 – 18.0 |
10 | 0.23 | 0.30 | 15.3 – 20.0 |
Thời gian nồng độ cồn tự hết
Cơ thể trung bình tiêu thu khoảng 0.015 BAC/giờ . Ví dụ nếu cơ thể chúng ta sử dụng khoảng BAC = 0.12 thì đối với nam(70kg) là sử dụng khoảng 6-7 chai bia (330ml, 5%). Đối với nữ (60kg): Uống khoảng 5 chai bia (330ml, 5%).
Bao lâu thì nồng độ cồn trở về 0
Hiện tại thì hầu như chưa có câu trả lời chính xác nhất , bởi điều này còn phụ thuộc vào từng người. Mỗi người sẽ có thời gian khác nhau cũng như nhiều yếu tốc tác động đến việc “triệt tiêu cồn trong cơ thể”
Tổ chức (WHO) Y tế thế giới đưa ra khái niệm để tính đơn vị cồn như sau . Tùy vào số lượng tiêu thụ thì sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn
- Một đơn vị cồn tương đương với 10 g cồn ethanol nguyên chất = 200 ml bia
- 10 g cồn ethanol nguyên chất = 75 ml rượu vang (1 ly)
Để tính được thời gian để độ cồn trở về mức âm tính thì cần biết chính xác được loại bia và mức độ sử dụng. Với loại bia có dung tích 330ml nồng độ cồn thì tính trung bình khoảng 5% .
Thời gian để cơ thể loại bỏ hoàn toàn cồn trong máu sau khi uống nhiều hơn 1 chai bia 330ml với nồng độ cồn 5% phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, tốc độ chuyển hóa của cơ thể, và thời gian uống.
Tốc độ cồn được cơ thể sử lý
Trung bình, cơ thể con người loại bỏ khoảng 0.015 BAC mỗi giờ. Điều này tương ứng với khoảng 1 ounce cồn nguyên chất (khoảng 2.17 chai bia 330ml, nồng độ cồn 5%) mất khoảng 1 giờ để xử lý.
Nhưng nếu bạn sử dụng số lượng nhiều hơn 1 chai và sử dụng liên tục thì con số này sẽ được tăng lên và cộng đồn . Ví dụ
- 2 chai: 3.3 giờ.
- 3 chai: 4.6 giờ.
- 4 chai: 6 giờ.
- 5 chai: 8 giờ.
Yếu tố ảnh hường đến thời gian để cơ thể có thể sử lý được cũng tùy thuộc vào giới tính , cân nặng , tốc độ sử dụng và tình trạng hiện tại của cơ thể.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra răng khi cơ thể còn người có độ cồn ở mức cao , có nghĩa là khi uống nhiều bia/rượu thì tốc độ đào thải của gan lại nhanh hơn .Ngược lại thì khi cơ thể có ít thì tốc độ đào thải lại chậm đi . Việc này có thể lý giải vì sao những người sử dụng bia/rượu nhiều thì cơ thể lại cảm giác như rất nhanh tỉnh, nhưng việc này đóng góp lớn vào việc gan phải hoạt động nhiều hơn
Độ cồn cao
Khi độ cồn trong máu cao, gan kích hoạt một hệ thống enzyme chuyển hóa cồn mạnh mẽ hơn (như ADH và CYP2E1) để đáp ứng với lượng cồn lớn. Điều này giúp tăng tốc độ đào thải, khiến người uống cảm thấy “nhanh tỉnh”. Tuy nhiên, đây chỉ là một cơ chế tạm thời, và việc lạm dụng cồn lâu dài sẽ dẫn đến tổn thương gan, làm giảm hiệu suất xử lý cồn theo thời gian.
Nguy cơ
– Những người uống bia/rượu thường xuyên có thể phát triển “tolerance” (sự quen thuộc với cồn), khiến họ ít cảm thấy say hơn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cơ thể họ thực sự khỏe mạnh hơn. Gan phải làm việc cật lực hơn để duy trì tốc độ chuyển hóa cồn, dẫn đến nguy cơ cao hơn về bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc viêm gan.
– Gan có khả năng xử lý cồn hiệu quả hơn khi độ cồn cao, nhưng điều này phải trả giá bằng việc cơ quan này chịu tải trọng làm việc quá mức. Dù người uống có cảm giác tỉnh táo, nhưng thực chất gan phải sử dụng năng lượng và tài nguyên quan trọng để xử lý cồn, làm giảm khả năng thực hiện các chức năng khác, như lọc độc tố hay điều hòa đường huyết.
– Việc gan tăng cường đào thải cồn trong ngắn hạn là một “chiến lược sinh tồn” của cơ thể. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thường xuyên, gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao những người thường xuyên sử dụng bia/rượu dễ mắc các bệnh mãn tính như viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Nhanh tỉnh
-Cảm giác “nhanh tỉnh” chỉ là kết quả của sự giảm các triệu chứng say bề ngoài (như đỏ mặt, mệt mỏi), nhưng thực tế, cồn vẫn tồn tại trong máu ở mức cao. Điều này nguy hiểm vì có thể khiến người uống đánh giá sai tình trạng tỉnh táo của mình, dẫn đến những quyết định rủi ro như lái xe hoặc lao động nặng.
Quy định hiện tại
Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25 mg/L đã vi phạm.Hành vi sử dụng rượu bia sau đó lái xe và hành vi sử dụng rượu bia tại những địa điểm không được phép
Kết luận
Để có thể đảm bảo được an toàn cho bản thân và người khác khi tham gian giao thông thì tố nhất không nên sử dụng bia/rượu . Và trường hợp nếu đã sử dụng thì nên nghỉ ngơi để cơ thê có thể “triệt tiêu được độ cồn” có trong máu , tinh thần thoải mái tỉnh táo để tham gia giao thông trong tình trạng tốt nhất.